Tuesday, January 12, 2016

CHÂN NGÔN CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT

CHÂN NGÔN CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT
QUANG MINH CHÂN NGÔN
Tỳ Lô Giá Na Đại Quán Đảnh Quang Chân Ngôn
Trích Kinh Bất Không Quyến Sách
Om

Amogha Vairocana Maha Mahaudra
Mani Padme Jvala Pravarttaya Hum

Tác dụng: Hóa giải sát khí trong nhà, cuộc đất, đặc biệt là những vùng đất hoang


BÁT NHÃ TÂM KINH
Gate Gate  ParaGate
ParasamGate  Bodhi Svaha!
Tác dụng: khai sáng tế bào não lớn, mang lại lợi lạc cho chúng sanh. Người có dụng thần là hỏa càng nên trì chú này.

ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI
Ngũ Tự Văn Thù, tên Phạn là Mañju-ghoṣa, dịch âm là Mạn Thù Già Sa, dịch nghĩa là Diệu Âm, tức dùng năm chữ, làm Chân Ngôn của Văn Thù Bồ Tát

A LA BA TẢ NA (A LÁ HÀ SÁN LÔ)
A: nghĩa là vốn vắng lặng không có sinh (Tỳ Lô Giá Na Phật nói)
La: nghĩa là vốn trống rỗng lìa bụi bặm (A Súc Phật nói)
Ba: nghĩa là vốn chân thật không có nhiễm dính, lìa dơ bẩn (Bảo Sinh Phật nói)
Tả: nghĩa là vốn trong sạch, hành màu nhiệm (Quán Tự Tại Vương Như Lai nói)
Na: nghĩa là vốn trống rỗng, không có Tự Tính (Bất Không Thành Tựu Như Lai nói)
Tác dụng: khai sáng trí tuệ, học hành sáng suốt, nhất là cho bé trai từ 13 tuổi trở lên.

DƯỢC SƯ PHẬT
OM BAI SAY SAY
Tác dụng: tiêu tai trừ bệnh, tốt nhất trì vào bát nước sạch cho bệnh nhân dung. Người có dụng thần là mộc càng nên niệm thần chú này.

CHUẨN ĐỀ QUAN ÂM
Án, Chiết lệ chủ lệ Chuẩn-Ðề, TA BÀ HA
Tác dụng: mang đến giấc ngủ ngon và có giấc mơ đẹp. Người có dụng thần là thủy càng nên thường niệm.

NƯỚC THÁNH THỦY THIÊN BỒ TÁT
OM  A BÁNG  HÀĐÁ-Y, TA BÀ HA
Mỗi khi muốn dùng nước lau bàn thờ, thì chọn hứng nước từ vòi lúc 3-5g sáng, đọc vào chậu nước vừa hứng ba biến Tâm kinh, rồi đọc 21 lần câu chú này. Thêm vào Đinh Hương.
Tác dụng: Dùng nước này lau trang thờ, thể hiện sự tôn nghiêm và kính trọng.

MA LỢI CHI THIÊN BỒ TÁT
LÂM BINH ĐẤU GIẢ
GIAI TRẬN LIỆT TẠI TIỀN
Tác dụng: mỗi khi xuất hành, đi xe, tàu, máy bay, …nên đọc chú này, mang đến bình an, hanh thông cho người đi

BIỆN TÀI THIÊN NỮ
OṂ_ ŚRĪṂ MAHĀ-LAKṢMIYE _ SVĀHĀ
(OM – SHÔ LÁ, SHÔ BÁ, DỈ Ý XOA HÀ)
Tác dụng: mang đến vẻ đẹp, thông minh cho thiếu nữ, phù hợp với bé gái từ 13 tuổi trở lên.

THẦN TÀI ĐẠI HẮC THIÊN
OM, MAHAKALAYA, TA BÀ HA
Tác dụng: mang đến tài lộc.
Các câu chú nên đọc 7 lần, 21 lần, hoặc 108 lần


II. QUAN THẾ ÂM
Ngài có 33 pháp tướng biến hóa, thế gian cung phụng 6 vị phổ biến:
Bạch Y Quan Âm (Thánh Quan Âm, người có dụng thần là kim nên cung phụng Ngài)
Nhận dạng: tay Ngài trì bình cam lồ.
Như Ý Luân Quan Âm (tay trì Pháp luân)
Mã Đầu Quân Âm (người hay di chuyển, đi lại thường cung phụng Vị này)
Chuẩn Đề Quan Âm (Không nhứt thiết là Phật Tự, Tu giả, người thường vẫn cung phụng được)
Thập nhứt diện Quan Âm
Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm.
Bồ Tát Quan Âm là vị Bồ tát tốt nhất cho người có tính nóng nẩy, vì Ngài đại diện cho sự thanh tịnh.

Mọi góp ý và thắc mắc xin gửi về:

PHẬT ĐỈNH TÔN THẮNG TÂM PHÁ ĐỊA NGỤC


PHẬT ĐỈNH TÔN THẮNG TÂM PHÁ ĐỊA NGỤC CHUYỂN NGHIỆP CHƯỚNG XUẤT TAM GIỚI

BÍ MẬT ĐÀ LA NI




Hán dịch: Nước Trung Thiên Trúc Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY phụng Chiếu dịch

Việt dịch: HUYỀN THANH



---o0o---

Tên gọi là Kim Cương Cổ (Cái Trống Kim Cương). Mở miệng nâng lưỡi chấn cung Pháp Giới. Các Như Lai của Liên Hoa Tạng ra khỏi Định liền dùng đập tan Địa Ngục, diệt tai ương của 7 biến, khởi Giáo dạy Bồ Tát (Thiện Trụ Thiên Tử), nói bí mật của 5 Chữ, nắm gốc trao truyền Bố Tự (An bày chữ) như Pháp. Bậc Nhân Chủ (vị vua) đội mão Bình Thiên khiến cho vạn nước thanh bình. Quan Tiết Độ quan sát ghi chép Chân Ngôn trên Tinh Kỳ (Lá cờ) khiến cho 4 phương an lành. Chuyên Thành Thái Thú , Trất Aùt Tổng Nhung ghi chữ trang nghiêm lên trống loa khiến cho Yêu Khí nghe thấy từ xa vội vàng lẩn trốn, sự thịnh vượng bày xa ngàn dặm, lúa má tốt tươi, người không có bệnh hoạn. Địa Thổ Thần Kỳ (Thổ Địa, Thần Đất) khiến cho gió hòa mưa thuận.

Việc Pháp Du Già tính ra có ngàn điều. Nay lược nói ít phần về sự Niệm Tụng Gia Trì. Viết lên trống trận thì quân giặc tự đầu hàng mà chẳng chết một người nào.

Đức Phật dạy:” Chữ A (狣 _ A) là Kim Cương Bộ (Vajra Kùlaya) chủ về lá gan. Chữ Noan (圳 _ VAMÏ) là Liên Hoa Bộ (Padma Kùlaya) chủ về lá phổi. Chữ Lãm (劣_ RAMÏ) là Bảo Bộ (Ratna Kùlaya) chủ về trái tim. Chữ Hàm (曳_HAMÏ) là Yết Ma Bộ (Karma Kùlaya) chủ về bao tử (Bản khác ghi là trái thận) . Chữ Khiếm (丈_ KHAMÏ) là Hư Không Bộ (Gagana Kùlaya) chủ về lá lách.

Núi, biển, đất đai từ chữ A (狣) mà hiện ra.

Sông, suối, vạn nguồn theo chữ Noan (圳) mà sinh ra.

Vàng , ngọc, châu báu, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, quả cầu lửa (Hỏa Châu), ánh sáng đều từ chữ Lãm (劣) mà thành.

Ngũ cốc, ngũ quả, muôn hoa hé nở đều nhân theo chữ Hàm (曳) mà kết.

Hương thơm, người Trời xinh đẹp, nuôi dưỡng nhan sắc, mùi vị ngon bổ, tướng mạo đoan chính, phước đức, phú quý đều từ chữ Khiếm (丈)mà trang nghiêm.

Chữ A (狣_A) là A Súc Như Lai(Aksïobhya Tathàgata) ở phương Đông.

Chữ NOAN (圳_VAMÏ) là Đức A Di Đà (Amitàbha Tathàgata) ở phương Tây.

Chữ LÃM (劣_ RAMÏ) là Đức Bảo Sinh Như Lai (Ratna Samïbhava Tathàgata) ở phương Nam.

Chữ HÀM (曳_HAMÏ) là Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi Tathàgata) ở phương Bắc .

Chữ KHIẾM (丈_ KHAMÏ) là Đức Tỳ Lô Giá Na (Vairocana Tathàgata) ở phương trên

Chữ A (狣)là Thể Không Tịch thâm sâu, lấy mà chẳng thể lấy, bỏ mà chẳng thể bỏ. Mẫu của vạn Pháp, Đại Quán Đỉnh Vương là chữ A (狣) vậy. Chữ A (狣) là Pháp khó tin hiểu (nan tín) đặc biệt đừng cho hàng Luật Sư Tiểu Thừa trông thấy.

Năm Bộ gốc này theo Phạn Văn có 40 vạn câu đều trích từ Kinh Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Đỉnh . Gom tập yếu diệu thì ruộng Phước tối thượng chỉ là Chân Ngôn 5 Chữ này. Người tụng gặt hái được Công Đức chẳng thể so sánh, chẳng thể luận bàn, chẳng thể nói hết được.

Chân Ngôn 5 Bộ của Kinh Kim Cương Đỉnh. Nếu được thọ trì, đọc tụng, quán chiếu Lý Tính sẽ khiến cho người được Phước, xương cốt bền chắc, thân thể vững vàng, vĩnh viễn không bị khổ đau về tai chướng và các thứ bệnh, lại được nhiếp dưỡng trường thọ (Ngũ Tạng Man Trà La chính là Ngũ Bộ Pháp Thân).

Chữ A (狣_ A) là Bộ thứ nhất Kim Cương Địa (Chữ A dùng để quán đất, quán Tòa Kim Cương)

Chữ NOAN (圳_ VAMÏ) là Bộ thứ hai Kim Cương Thủy (Chữ Noan được dùng để quán nước, quán Tòa Hoa Sen)

Chữ LÃM (劣_ RAMÏ) là Bộ thứ ba Kim Cương Hỏa (Chữ Lãm được dùng để quán Mặt Trời)

Chữ HÀM (曳_ HAMÏ) là Bộ thứ tư Kim Cương Phong (Chữ Hàm được dùng để quán Mặt Trăng)

Chữ KHIẾM (丈_ KHAMÏ) là Bộ thứ năm Kim Cương Không (Chữ Khiếm được dùng để quán Hư Không)

Đây là Pháp Quán Thể Tính Vô Sinh của Như Lai (Như Lai Thể Tính Vô Sinh Quán).

Chân Ngôn của 5 Bộ bên trên là chất báu Đề Hồ thuộc Cam Lộ Vô Sinh của tất cả Như Lai, là thuốc màu nhiệm (Diệu Dược) của Phật Tính. Một chữ nhập vào Ngũ Tạng (Tim, gan, lá lách, phổi, thận) thì vạn bệnh chẳng sinh huống chi là tu Nhật Quán, Nguyệt Quán. Tức thời tu được nghĩa Không Tịch và nghĩa của 5 Phần Pháp Thân.

A NOAN LÃM HÀM KHIẾM (狣圳劣曳丈_ A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ) là Chân Ngôn của 5 phần Pháp Thân. Nếu một ngày tụng một biến, 7 biến, 21 biến hoặc 49 biến thì hiệu lượng Công Đức của một biến có Phước như chuyển Tạng Kinh 100 vạn biến huống chi ngồi Thiền Tịch nhập vào Định Môn. Từ chữ A quán chiếu rõ ràng rành rẽ như mặt trời chiếu sáng trên không tức là thấy rõ (Liễu Kiến) Phật Tính sẽ gặt được Phước không có gì sánh được.

Văn Cú của Bí Tạng thật chẳng thể luận bàn chỉ sợ hàng Pháp Sư của Thanh Văn, bậc Trì Luật của hàng Tiểu Thừa sinh nghi ngờ chẳng tin mà thêm tội cho người đó. Ví như Đức Vua có người con nhỏ nên rất thương yêu vỗ về thân cận, bao nhiêu châu báu trong kho tàng đều dốc cho hết cũng chẳng tiếc nhưng chẳng thể cho Kiếm Can Tương Mạt Tà vì sợ không biết vận dụng mà hại cho thân thể. Chính vì thế cho nên Đức Như Lai chỉ mật truyền cho hàng Đại Bồ Tát mà chẳng truyền cho hàng Thanh Văn kém Tuệ.

Ba Chân Ngôn sau đây là 3 loại Tất Địa (Siddhi) là sự sai khác của Phẩm Vị: Thượng, Trung, Hạ trong Pháp Thành Tựu

A La Ba Già Na (狣先扔弋巧_ ARAPACANA: Đây là Chân Ngôn của Hạ Phẩm Tất Địa) có tên là Xuất Tất Địa hay sinh cọng rễ tràn khắp 4 phương. Tụng một biến như chuyển Tạng Kinh 100 biến.

A Vĩ La Hàm Khư (狣甩先 猲 丈_ AVIRA HÙMÏ KHAMÏ: Đây là Chân Ngôn của Trung Phẩm Tất Địa) . Phẩm Tất Địa trong Kinh Đại Nhật gọi là Câu Chữ Kim Cương giáng phục 4 Ma, giải thoát 6 nẻo, mãn túc Nhất Thiết Trí Trí. Đây có tên là Nhập Tất Địa hay sinh cành lá tràn khắp 4 phương. Vì quang minh sáng tỏ nhập vào Pháp Giới của Phật nên có tên là Nhập Tất Địa. Nếu tụng một biến như chuyển Tạng Kinh 1000 biến.

A Noan Lãm Hàm Khiếm (狣圳劣曳丈_ A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ: Đây là Chân Ngôn của Thượng Phẩm Tất Địa. Dùng 15 Ấn Chân Ngôn lúc trước, thuận một biến, nghịch một biến, rồi xoay chuyển 4 biến. Đây tức lợi ích cho tất cả chúng sinh đều thành nghĩa của Phật). Chân Ngôn này có tên là Bí Mật Tất Địa, cũng có tên là Thành Tựu Tất Địa hoặc Tô Tất Địa (Susiddhi). Tô Tất Địa là khắp Pháp Giới, thành tựu Phật Quả, chứng Đại Bồ Đề, bí mật của Pháp Giới, viên mãn quang minh. Chỉ có Phật với Phật mới có thể nhập vào Môn này, hàng Thanh Văn Duyên Giác chẳng thể chiếu soi. Đây cũng gọi là Bí Mật Tất Địa (Gùhya Siddhi). Nếu tụng một biến sẽ như chuyển Tạng Kinh 100 vạn biến.

Xuất Tất Địa từ bàn chân đến eo lưng. Nhập Tất Địa từ eo lưng đến trái tim. Bí Mật Tất Địa từ trái tim đến đỉnh đầu. Như vậy là 3 Tất Địa.

Xuất Tất Địa là Hóa Thân Thành Tựu. Nhập Tất Địa là Báo Thân Thành Tựu. Bí Mật Tất Địa là Pháp Thân Thành Tựu.Tức là 3 loại Thường Thân Chính Pháp Tạng. Chính vì thế cho nên cúi đầu lễ Tỳ Lô Giá Na Phật.

Cúi lậy Tỳ Lô Giá Na Phật

Hé mở mắt tịnh như hoa sen

Tam Giới Điều Ngự Thiên Nhân Sư

Đại Bồ Đề Tâm Cứu Thế Giả

Pháp Chân Ngôn thâm diệu gia trì

Chảy vào Vô Sinh A Tự Môn

Bạch Hào Vô Tướng Chính Biến Tri

Viên mãn thường chiếu như Nhật Nguyệt

Đấng Cứu Thế A Súc (Aksïobhya) Bảo Sinh (Ratnasamïbhava)

Di Đà (Amitàbha) Thành Tựu Bất Không Vương (Amoghasiddhi)

Chứa trong Luân Cát Tường Tất Địa

Mắt Từ tự tại Giáng Tam Thế (Trailokya Vijaya)

Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasatva) Bất Động Tôn (Acala Nàtha)

Không ngược Bản Thệ ứng thời kỳ

Xong việc Du Già, hoàn Kim Cương

Ta y Tỳ Lô Giá Gia Phật (Vairocana Buddha)

Mở Tâm Trí Ấn dựng tiêu nghĩa

Vô lượng Công Đức trang nghiêm khắp

Đổng vào Tổng Trì (Dhàranïi) các Thiện Thệ (Sugata)

Nguyện cùng bậc hữu duyên tu học

An trụ biển thanh tịnh vô thượng



PHẬT ĐỈNH TÔN THẮNG TÂM PHÁ ĐỊA NGỤC PHÁP

(Hết)

A DI ÐÀ PHẬT NHẤT TỰ TÂM CHÚ

A DI ÐÀ PHẬT NHẤT TỰ TÂM CHÚ

Chơn ngôn “Hật Rị”.
Om A Mi Tabha Hrih.
Úm A Di Ðát Phạ Hật Rị Sa Ha.


Câu chú này luôn luôn đi theo với Úm Ma Ni Pát Mê Hum (Hồng). Căn cứ theo chư sư truyền lại, nên thêm Úm A Di Ðát Phạ và thêm chữ Ta Ha cũng được.

Kinh dạy: Chữ Hật Rị (HRIH) Ðủ bốn chữ thành một Chơn ngôn. Chữ Hạ tự môn, nghĩa là tất cả pháp nhơn bất khả đắc. Chữ RA tự môn, nghĩa là tất cả pháp ly trần. Trần nghĩa là ngũ trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc). Cũng gọi hai món chấp trước năng thủ và sở thủ. Chữ Y tự môn, là tự tại bất khả đắc, hai điêm ác tự nghĩa. Chữ Ác gọi là Niết Bàn. Do giác ngộ các pháp vốn không sanh, đều xa lìa món chấp trước, chứng được pháp giới thanh tịnh. Chữ Hật Rị này cũng nói làm tàm (hổ thẹn), nếu nói đủ là tàm quí (hổ thẹn), tự thẹn với lương tâm mình và xấu hổ đối với kẻ khác, vì thế nên không làm tất cả điều bất thiện vậy. Ðầy đủ tất cả pháp lành vô lậu vậy. Cho nên Liên Hoa Bộ cũng gọi là Pháp Bộ.

Do gia trì chữ Hật Rị này mà ở thế giới Cực Lạc, nước, chim, cây, rừng đều diễn nói pháp âm. Rộng như trong kinh đã thuyết minh. Nếu có người nào trì một chữ Chơn ngôn này, có công năng hay diệt trừ tai họa, tật bệnh. Sauk hi chết sẽ sanh về cõi An-Lạc quốc, được thượng phẩm thượng sanh. Ðây là nhứt thông tu Quán Tự Tại tâm Chơn ngôn của người tu hành và cũng là hay trợ giúp cho các người tu các bộ Du Già vậy.

TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT ÐẠI QUÁN ÐẢNH QUANG CHƠN NGÔN



TỲ LÔ GIÁ NA
PHẬT ÐẠI QUÁN ÐẢNH QUANG CHƠN NGÔN


Kinh Bất Không Quyến Thần Biến nói: Nếu có các chúng sanh tạo đủ mười điều ác, năm nghịch tội, bốn trọng giới, tội số như vi trần đầy khắp thế giới, thân hoại mạng chết thần thức đọa vào các ác đạo. Dùng Chơn ngôn này gia trì vào đất, cát, 108 biến tán rải nơi vong linh, nơi tử thi, nơi hài cốt, rải trên mồ mả, vong linh kia nếu ở địa ngục, ngã quỷ, tu la, súc sanh v.v… nhờ sức Chơn ngôn gia trì tức liền khi ấy được ánh hào quang của chư Phật rọi vào, thân trừ các tội báo, bỏ thân khổ sở, vãng sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới, hóa sanh trong hoa sen, thẳng đến thành Phật, không còn đọa lạc.

Chơn ngôn: Úm a mộ già vĩ lô tả nẵng ma hạ, mẫu nại ra ma nĩ bát nạp mạ nhập phạ ra, bát ra mạt đa dã hồng (108 biến).

GIẢI: A mộ già đây nói rằng vô gián đoạn. Vĩ lô tả nẵng cũng nói Phệ lô giá na. Hoặc dùng giấy, vải lụa, viết chép Thần chú này để nơi vong nhơn nơi trên thân, hoặc trên hài cốt cũng rất nhiệm mầu. Có bài kệ rằng: Chơn ngôn Phạn tự chạm xúc nơi thi cốt của vong nhơn, được sanh về cõi tịnh độ, thấy Phật nghe pháp, gần gũi thọ ký mau chứng Vô thượng đại Bồ đề. Kinh Bất Không Quyến nói: Nếu nghe Thần chú này hai, ba, đến bảy lần trải qua nơi tai mình, tức được trừ diệt tất cả tội chướng. Nếu có chúng sanh, chầy năm nhiều tháng bịnh hoạn khổ sở hoành hành, vạn mối sầu khổ; ấy là người bịnh do nghiệp báo đời trước, tụng Chơn ngôn này trước người bịnh nhơn một, hai đến ba ngày, mỗi ngày lớn tiếng tụng Thần chú này 1080 biến thì được trừ diệt túc nghiệp bịnh chướng. Nếu bị quỷ mị làm nhiễu hại cuồng loạn mất tiếng không nói được, trì Chơn ngôn này gia trì nơi tay 108 biến thoa nơi đầu mặt, để tay nơi ngực nơi trán gia trì 1080 biến bịnh được trừ lành. Nếu các quỷ thần vọng lượng làm bịnh, gia trì nơi chỉ ngũ sắc 108 biến thành 108 gút, đeo trên lưng, tay, cổ người bịnh, hoặc gia trì nơi áo mặc, bịnh kia liền trừ lành.

Kinh Tùy Cầu Tức Đắc Đà La Ni



Kinh Tùy Cầu Tức Đắc Đà La Ni


PHẬT THUYẾT TÙY CẦU TỨC ĐẮC ĐẠI TỰ TẠIĐÀ LA NI THẦN CHÚ KINH

Hán dịch : Đời Đường –Nước CA THẤP DI LA thuộc Bắc Ấn Độ
Tam Tạng BẢO TƯ DUY Chùa THIÊN CUNG dịch .
Việt Dịch : HUYỀN THANH



Như vậy tôi nghe , một thời Đức Bạc Già Phạm ngự tại núi Kỳ Xà Quật ở Đại thành Vương Xá cùng với các đệ tử dự hội nói Pháp

Bấy giờ vị Đại Phạm Thiên Vương là Chủ của thế giới SA BÀ đến chỗ Phật ngự nhiễu quanh bên phải 3 vòng , đỉnh lễ dưới chân Đức Phật . chắp tay hướng về Đức Phật rồi bạch rằng ; ‘’ Nguyện xin Đức Thế Tôn vì lợi ích cho chúng sinh nói Đà La Ni Thần Chú khiến cho khắp cả Trời người được an vui”

Đức Phật bảo : “ Lành thay ! Lành thay ! Đại Phạm Thiên Vương ! Ông hay thương xót tất cả chúng sinh mà hỏi về việc lợi ich này. Ông hãy khéo suy nghĩ , Ta sẽ vì ông mà phân biệt diễn nói Tùy Cầu Tức Đắc Đại Tự Tại Đà La Ni Thần Chú này hay ban cho tất cả chúng sinh sự an vui tối thắng , chẳng bị tất cả Dạ Xoa , La Sát và bệnh điên loạn , quỷ đói , quỷ Tắc Kiến Đà , các hàng quỷ thần gây não hại , cũng chẳng bị bệnh nóng lạnh xâm tổn . Nơi cư ngụ luôn luôn được thù thắng ,chẳng bị sự xâm hại về đấu chiến oán thù , lại hay đập tan kẻ địch, chú trớ yểm đảo chẳng có thể làm hại . tội của nghiệp trước đều tiêu trừ .Chất độc chẳng thể hại . Lửa chẳng thể thiêu đốt . Đao chẳng thể gây thương tích .Nước chẳng thể cuốn chìm , chẳng bị sấm sét (lôi điển , phích lịch ) gió ác mưa bão không đúng thời ………gây tổn hại .

Nếu có người thọ trì Thần chú này thì nơi cư ngụ được thù thắng . Nếu có thể viết chép Thần chú rồi đeo trên cổ hoặc cột trên cánh tay thì người đó hay thành tất cả việc thanh tịnh tối thắng . Thường được Chư Thiên , Long Vương ủng hộ. Lại được Chư Phật , Bồ Tát ghi nhớ . Kim Cương Mật Tích , Tứ Thiên Đại Vương ( 4 Đại Thiên Vương ) Thiên Đế Thích, Đại Phạm Thiên Vương , Tỳ Nữu Thiên , Đại Tự Tại Thiên, Câu Ma La Quân Chúng , Tỳ Na Dạ Ca , Đại Hắc Thiên, Nan Đề Kê Thuyết Thiên ….. ngày đêm thường theo ủng hộ người trì chú này .

Lại được Ma Đế Kiến Noa Thiên chúng với các Thiên Thần chúng Tự Tại khác cũng theo ủng hộ.

- Lại được Chư Ma Thiên chúng với các quyến thuộc , chư Thần có đại uy đức của thần chú là :Ương Câu Thi Thần, Bạt Chiết La Thần , Thương Yết La Thần ,Ma Mạc Kê Thần, Tỳ Câu Tri Thần , Đa La Thần , Ma Ha Ca La Thần , Bộ Đa Thần , Chước Yết La Ba Ni Thần , Đại Lực Thần , Trường Thọ Thiên , Ma Ha Đề Tỳ Thần , Ca La Yết Ni Thần , Hoa X ỉ Thần , Ma Ni Châu Kế Thần , Kim Kế thần , Tân Nghiệt La La Khí Thần , Điển Man Thần , Ca La La Lợi Thần , Tỳ Câu Thần , Kiên Lao Địa Thần , Ô Đà Kế Thi Thần , Thập Phiệt Lật Đa Na Na Thần , Đại Nộ Thần , Chấp Kiếm Thần, Ma Ni Quang Thần ,Xà Tri Ni Thần , Nhất Xà Tra Thần , Phất Đà La Ba Lợi Ni Thần , Lăng Kê Thuyết Thần và vô vô lượng Chư Thiên Thần khác ……các Thiên chúng ấy đều đến ủng hộ.

Nếu Thần Chú này được đeo trên thân, tay thì Quỷ Tử Phụ Mẫu , Ma Ni Bạt Đà Thần , Lực Thiên , Đại Lực Thiên , Thắng Khí Ni Thần , Câu Tra Đàn Để Thần, Công Đức Thiên , Đại Biện Thiên……..luôn luôn đi theo ủng hộ.

Nếu có người nữ nào thọ trì Thần Chú này sẽ có thế lực lớn , thường sinh con quý. Lúc thọ thai thì thai sẽ được an ổn , khi sanh sản được an vui, không có các bệnh tật, mọi tội tiêu trừ, quyết định không nghi.

Do lực phước đức mà tiền của , lúa gạo được tăng trưởng . Lời bảo ban khiến cho người tin nhận. Thường được tất cả điều cung kính, nên phải khiết tĩnh . Nếu có người nam , người nữ, đồng nam , đồng nữ trì chú này sẽ được an vui , không có bệnh tật, mọi tội tiêu trừ , sắc tướng đẹp đẽ mạnh khoẻ, viên mãn cát tường , phước đức tăng trưởng .

Người đeo chú này tuy chưa vào Đàn liền thành người đã vào tất cả Đàn, cùng đồng hạnh với người đã vào Đàn, chẳng bị ác mộng tội nặng tiêu diệt . Nếu có kẻ khởi tâm ác hướng đến thỉ chẳng thể làm hại cho người trì chú này được. Tất cả lạc dục mong cầu đều được thành tựu.

Bấy giờ , Đức Thế Tôn liền nói chú là :

1. Na mâu tát bà đát tha nghiệt đa nẵng ( NAMAHÏ SARVA TATHÀGATÀNÀMÏ )

2. Na mâu bột đà đạt ma tăng chi biều ( NAMO BUDDHA DHARMA SAMÏGHE BHYAHÏ )

3. Án ( OMÏ )

4, Tỳ bổ la nghiệt bệ ( VIPULA GARBHE )

5. Tỳ mạt lê xà gia nghiệt bệ ( VIMALE JAYA GARBHE )

6. Phiệt chiết la thời phộc la nghiệt bệ ( VAJRA JVALA GARBHE )

7. Nghiệt để già ha nê ( GATI GAHANE )

8. Già già na tỳ du đạt nê ( GAGANA VI’SODHANE )

9. Tát bà bả ba tỳ du đạt nê ( SARVA PÀPA VI’SODHANE )

!0. Án ( OMÏ )

11. Cù noa bạt để ( GUNÏA VATI )

12. Già già lị ni ( GAGARINÏI )

13. Kỳ lị kỳ lị ( GIRI GIRI )

14. Già mạt Lị ( GAMÀRI )

15. Già ha già ha ( GAHA GAHA )

16. Già nghiệt lị già nghiệt lị ( GARGÀRI GARGÀRI )

17. Già già lị, Già già lị ( GAGARI GAGARI )

18. Kiềm bà lị , Kiềm bà lị ( GAMBHARI GAMBHARI )

19. Nghiệt để , nghiệt để ( GATI GATI )

20. Già mạt nê già lị ( GAMARI GARE )

21. Cù lô cù lô, Cù lô ni ( GÙRU GÙRU GÙRUNE )

22. Chiết lệ chiết lệ, mâu chiết lệ ( CALE ACALE MUCALE )

23. Thệ duệ , tỳ thệ duệ ( JAYE VIJAYE )

24. Tát bà bà gia tỳ nghiệt để ( SARVA BHAYA VIGATE )

25. Nghiệt bà tam bà la ni ( GARBHA SAMBHARANÏI )

26. Bỉ lị tỷ lị ( SIRI SIRI )

27. Dĩ lị dĩ lị ( MIRI MIRI )

28.Tam mạn đa ca lị sa ni ( SAMANTA AKARSÏANÏI )

29.Thiết đổ tăng bát la mạt tha nễ ( ‘SATRÙNÀMÏ PRAMATHANI )

30. Lạc xoa lạc xoa ma ma ( Tôi tên là…. ) tả ( RAKSÏA RAKSÏA MAMA SÏYA

31. Tỳ lị tỳ lị ( VIRI VIRI )

32. Tỳ nghiệt đa phiệt la ni( VIGATA AVARANÏI )

33. Bà gia bà xả tô lị tô lị ( BHAYA PÀ’SA SURI SURI )

34. Chất lý ca mạt lệ ( CILI KAMALE )

35. Thị duệ ( JAYE )

36. Thị gia bà hê ( JAYA VAHE )

37. Thị gia bà để ( JAYA VATI )

38. Bà già bạt để ( BHAGAVATI )

39. Hạt la đát na ma câu tra ma la đạt lị ( RATNA MAKUTÏA MÀLÀ DHÀRI

40. Tỳ chất đa la bệ sa ba đà lị ni ( VICITRA VESÏA RÙPA DHÀRINÏI)

41. Bà già bạt để tất địa gia đệ tỳ ( BHAGAVATI VIDYA DEVI )

42. Lạc xoa đô ma ( Tôi tên là …. ) tả ( RAKSÏA TUMAMÏ SÏYA )

43. Tam mạn đa ca la tỳ du đạt nễ ( SAMANTA KARA VI’SODHANE)

44. Hô lô hô lô ( HURU HURU )

45. Nhược sát đát tả ma la đà lị ni ( NAKSÏATRA MÀLÀ DHÀRINÏI )

46. Chiên noa chiên noa chiên ni ( CANÏDÏA CANÏDÏA CANÏDÏI )

47. Bệ già bạt đế ( VEGA VATI )

48. Tát bà đột sắt tra nễ bà la ni ( SARVA DUSÏTÏA NIVARANÏI )

49. Thiết đốt lỗ bát xoa bát loa mạt tha nễ ( ‘SATRÙ PAKSÏA PRAMATHANI

50. Tỳ xà gia bà tứ ( VIJAYA VÀHINI )

51. Hổ lô hổ lô ( HURU HURU )

52. Mẫu lô mẫu lô ( MURU MURU )

53. Chu lô chu lô ( CURU CURU )

54. A dữu ba thư nễ ( AYUHÏ PÀLANI )

55. Tô la bà la ma thát nễ ( SURA VARA MATHANI )

56. Tát bà đề bà đa bổ thị để ( SARVA DEVATA PÙJITE )

57. Địa lị địa lị ( DHIRI DHIRI )

58. Tam mạn đa bà lô cát đế ( SAMANTA AVALOKITE )

59. Bát la bệ ( PRABHE )

60. Tô bát la bà du nễ ( SUPRABHA ‘SUDDHE )

61. Tát bà bả ba tỳ du đạt nễ ( SARVA PÀPA VI’SODHANE )

62. Đà la đà la đà la ni ( DHARA DHARA DHARANÏI )

63. Bạt la đà lệ ( VARA DHARE )

64. Tô mẫu tô mẫu ( SUMU SUMU )

65. Tô mẫu lô chiết lệ ( SUMURU CALE )

66. Chiết lệ giá la gia đột sắt tra ( CALE CALÀYA DUSÏTÏA )

67. Bộ la gia a thưởng ( PÙRAYA À’SAMÏ )

68. Thi li bà bô đà la chiết gia ca mạt lệ ( ‘SRI VAPUDHARA JAYA KAMALE )

69. Khí sử ni khí sử ni ( KSÏINÏI KSÏINÏI )

70. Tát bà đề ba đa bà la đà tả câu thí ( SARVA DEVATA VARADA ANÕKU’SE )

71. Án ( OMÏ )

72. Bát đặc ma tỳ du đề ( PADMA VI’SUDDHE )

73. Du đạt nễ du đề ( ‘SUDDHANI ‘SUDDHE )

74. Bà la bà la ( BHARA BHARA )

75. Tỳ lị tỳ lị ( BHIRI BHIRI )

76. Bộ lô bộ lô ( BHURU BHURU )

77. Mãng ngải la nhiếp bật đề ( MAMÏGALA VI’SUUDHE )

78. Bạt bậc đa la mục ( PAVITRA MUHÏ )

79. Khương ca lị ( KHANÕGARI )

80. Khư la khư la ( KHARA KHARA )

81. Thời phộc lật đa thất lệ ( JVALITA ‘SIRE )

82. Tam mạn đa bát la tát lị đa bà bà chí đa du đề ( SAMANTA PRASARITA VABHASÏITA ‘SUDDHE )

83. Thời phộc la thời phộc la ( JVALA JVALA )

84. Tát bà đề bà đề noa tam ma yết lị sa ni ( SARVA DEVAGANÏA SAMA AKARSÏANÏI )

85. Tát để gia phiệt để ( SATYA VATI )

86. Đát la đát la ( TARA TARA )

87. Na già tỳ lô yết nễ ( NÀGAVILOKINI )

88. La hô la hô ( LAHU LAHU )

89. Hô nỗ hô nỗ ( HUNU HUNU )

90. Sát ni sát ni ( KSÏINÏI KSÏINÏI )

91. Tát bà nghiệt la ha bạc sát ni ( SARVA GRAHA BHAKSÏANÏI )

92. Thỉ nghiệt la thỉ nghiệt la ( PIMÏGALA PIMÏGALA )

93. Chu mẫu chu mẫu, tô mẫu tô mẫu ( CUMU CUMU SUMU SUMU )

94. Tỳ chiết lệ ( VICALE )

95. Đát la đát la ( TARA TARA )

96. Đa la gia đổ ma ( Tôi tên là…. ) tả. Ma ha bội gia ( TÀRÀYA TUMAMÏ SÏYA MAHÀ BHAYA )

97. Tam mâu đạt la, sa già la, bát lị diễn đa, ba đa la, già già na (SAMUDRA SÀGARA PRATYANTÀMÏ PÀTÀLA GAGANA )

98. Sa man để na ( SAMANTENA )

99. Bạt chiết la thời phộc la tỳ du đạt nễ ( VAJRA JVALA VI’SODHANE )

100. Bộ lị bộ lị ( BHURI BHURI )

101. Nghiệt bà phiệt để nghiệt bà tỳ du đạt nễ ( GARBHAVATI GARBHA VI’SODHANE )

102. Câu khí sử tam bộ la ni ( KUKSÏI SAPÙRANÏI )

103. Xà la giá la xà lật nễ ( CALA CALA JVALINI )

104. Bát la phiệt lị sa đổ đề bà sa mạn đế na ( PRAVASÏATU DEVA SAMANTENA )

105. Điệt tỳ dụ đà kế na ( DIDHYODAKENA )

106. A mật lật đa phiệt lị sa ni ( AMRÏTA VARSÏANI )

107. Đề ba đa bà đa lật ni ( DEVA DEVA DHÀRINÏI )

108. A tỳ tru giá đổ mê ( ABHISÏIMÏCA TUME )

109. A mật lật đa bạt la bà bộ sái ( AMRÏTA VARA VAPUSÏPE )

110. Lạc xoa, lạc xoa ma ma ( Tôi tên là… ) tả ( RAKSÏA RAKSÏA MAMA SÏYA )

111. Tát bà đát la ( SARVATRÀ )

112. Tát bà đà ( SARVADÀ )

113. Tát bà bà duệ biều ( SARVA BHAYE BHYAHÏ )

114. Tát bồ ô ba đạt la bệ biều ( SARVA UPADRAVE BHYAHÏ )

115. Tát bồ ô bát tát kỳ biều ( SARVA UPASARGE BHYAHÏ )

116. Tát bà đột sắt tra bà duệ tỳ đát tả ( SARVA DUSÏTÏA BHAYE BHÌTA SÏYA )

117. Tát bà yết lị yết la ha ( SARVA KÀLI KALAHÀ )

118. Tỳ yết la ha tỳ bà đà ( VIGRAHA VIVÀDA )

119. Đột táp phạp bát na ( DUHÏSVAPNÀMÏ )

120. Đột lật nễ mật đa, a mãng ngải lược dạ ( DURNI MINTA AMAMÏGALLYA )

121. Bả ba tỳ na thiết nễ ( PÀPA VINA’SANI )

122. Tát bà dược phu la sát sa nễ bà la ni ( SARVA YAKSÏA RAKSÏASA NIVARANÏI )

123. sa la ni tát lệ ( SARANÏI SARE )

124. Bà la bà la ( BALA BALA )

125. Bà la bạt để ( BALAVATI )

126. Xà gia xà gia đổ ma ( Tôi tên là…. ) tả ( JAYA JAYA TUMAMÏ SÏYA )

127. Tát bà đát la ( SARVATRÀ )

128. Tát bà ca lam ( SARVA KÀRAMÏ)

129. Tất đoạn đổ bật địa gia sa đà gia ( SIDDHYAMÏ TUME VIDYA SÀDHAYA )

130. Tát bà mạn trà la sa đạt nễ ( SARVA MANÏDÏALA SÀDHANI )

131. Xà gia tất đề ( JAYA SIDDHE )

132. Tất đề, tô tất đề ( SIDDHE SUSIDDHE )

133. Tất đà gia tất đà gia ( SIDDHYA SIDDHYA )

134. Bột địa gia, bột địa gia ( BUDDHYA BUDDHYA )

135. Bô la ni, bô la ni ( PÙRANÏI PÙRANÏI )

136. Tát bà bật địa gia địa nghiệt đá mẫu lật đê ( SARVA VIDYA ADHIGATA MÙRTTE )

137. Xà du đát lệ xà gia bạt để ( JAYOTTARI JAYAVATI )

138. Sắt xá để ( SÏTÏHATI )

139. Để sắt xá để sắt xa ( TISÏTÏAù TISÏTÏA )

140. Tam muội gia ma nỗ ba lại gia ( SAMAYAM ANUPÀLAYA )

141. Đát tha nghiệt đa du đề ( TATHÀGATA ‘SUDDHE )

142. Tỳ gia bà lô ca gia đô ma ( Tôi tên là…. ) tả ( VYAVALOKAYA TUMAMÏ SÏYA )

143. A sắt tra bật hiệt lam , ma ha bà gia đà lỗ ni ( ASÏTÏA BHIRIRAMÏ MAHÀ BHAYA DÀRUNÏI )

144. Tát la tát la( SARA SARA )

145. Bát la tát la, bát la tát la ( PRASARA PRASARA )

146. Tát bà phiệt la noa tỳ du đạt nễ ( SARVA AVARANÏA VI’SODHANE )

147. Tam mạn đa ca la man trà la du đề ( SAMANTA KÀRA MANÏDÏALA ‘SUDDHE )

148. Tỳ nghiệt đê, tỳ nghiệt đê ( VIGATE VIGATE )

149. Tỳ nghiệt đa mạt lê du đạt nễ ( VIGATA MALE ‘SODHANE )

150. Khí sử ni, khí sử ni ( KSÏINÏI KSÏINÏI )

151. Tát bà bạt ba tỳ du đề ( SARVA PÀPA VI’SUDDHE )

152. Mạt la tỳ du đề ( MARA VIGATE )

153. Đế xà bạt để, bạt chiết la bạt để ( TEJAVATI VAJRAVATI )

154. Đề lệ lô chỉ gia địa sắt xỉ để, sa ha ( TRAILOKYA ADHISÏTÏITE SVÀHÀ )

155. Tát bà đát tha nghiệt đa mẫu la đà tỳ sắc ngật để, sa ha ( SARVA TATHÀGATA MURDDHA ABHISÏIKTE SVÀHÀ )

156. La bà bồ đề tát đỏa , tỳ sắc ngật để, sa ha ( SARVA BODHISATVA ABHISÏIKTE SVÀHÀ )

157. Tát bà đề bà đa, tỳ sắc ngật đề, sa ha ( SARVA DEVATA ABHISÏIKTE SVÀHÀ )

158. Tát bà đát tha nghiệt đa hiệt lật đà lệ, địa sắt xỉ để, sa ha (SARVA TATHÀGATA HRÏDAYE ADHISÏTÏITE SVÀHÀ )

159. Tát bà đát tha nghiệt đa tam muội gia tất đệ, sa ha ( SARVA TATHÀGATA SAMAYA SIDDHE SVÀHÀ )

160. Ấn điệt lệ, ấn đà la bạt để, ấn đà la tỳ gia bà lô cát để, sa ha (INDRE INDRAVATI INDRAVYAVALOKITE SVÀHÀ )

161. Bột la ế mê, bột la ế mê, bột la ha ma địa du sắt để, sa ha (BRAHME BRAHME BRAHMA ADHYUSÏTÏE SVÀHÀ )

162. Tỷ sắt nỗ na ma tất cát lật để, sa ha ( VISÏNÏU NAMASKRÏTE SVÀHÀ )

163. Ma hê thấp phộc la na ma tất cát lật để, sa ha ( MAHE’SVARA NAMASKRÏTE SVÀHÀ )

164. Bạt chiết la đà la , bạt chiết la ba ni, bà la tỳ lê gia, địa sắt xỉ để, sa ha ( VAJRADHÀRA VAJRAPÀNÏI BALA VÌRYA ADHISÏTÏITE SVÀHÀ )

165. Tiểu lị để la sắt tra la gia, sa ha ( DHRÏTARÀSÏTÏRÀYA SVÀHÀ )

166. Tỳ lô trà ca gia, sa ha ( VIRÙDÏHAKÀYA SVÀHÀ )

167. Tỳ lô ba xoa gia, sa ha ( VIRÙPÀKSÏAYA SVÀHÀ )

168. Bùi thất la mãn noa gia, sa ha ( VAI’SRAVANÏÀYA SVÀHÀ )

169. Chiết đốt lặc ma ha la xà, na ma tất cát lật đa gia, sa ha ( CATUR MAHÀ RÀJA NAMASKRÏTÀYA SVÀHÀ )

170. Bà lỗ noa gia, sa ha ( VARUNÏÀYA SVÀHÀ )

171. Na già tỳ lô chỉ đa gia, sa ha ( NÀGAVILOKITÀYA SVÀHÀ )

172. Đề bà nghiệt nãi biều, sa ha ( DEVAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

173. Na già nghiệt nãi biều, sa ha ( NÀGAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

174. Dược xoa nghiệt nãi biều, sa ha ( YAKSÏAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

175. Kiện đạt bà nghiệt nãi biều, sa ha ( GANDHRVAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

176. A tô la nghiệt nãi biều, sa ha ( ASURAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

177. Già lỗ trà nghiệt nãi biều, sa ha ( GURUDÏAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

178. Khẩn na la nghiệt nãi biều, sa ha ( KINNARAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

179. Ma hô la già nghiệt nãi biều, sa ha ( MAHORAGAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

180. Hạt la sát sa nghiệt nãi biều, sa ha ( RÀKSÏASAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ

181. Ma nỗ sái biều, sa ha ( MUNUSÏYE BHYAHÏ SVÀHÀ )

182. A ma nỗ sái biều, sa ha ( AMANUSÏYE BHYAHÏ SVÀHÀ )

183. Tát bà già lạc hê biều , sa ha ( SARVA GRAHE BHYAHÏ SVÀHÀ )

184. Tát bà bộ để biều , sa ha ( SARVA BHÙTE BHYAHÏ SVÀHÀ )

185. Bế lệ để duệ biều, sa ha ( PRETE BHYAHÏ SVÀHÀ )

186. Tất xá chế biều, sa ha ( PI’SACE BHYAHÏ SVÀHÀ )

187. Aùng ba tát ba lệ biều, sa ha ( APASMARE BHYAHÏ SVÀHÀ )

188. Cát lý nãi biều , sa ha ( KUMBHÀNÏDÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

189.Án ( OMÏ )

190.Độ lô độ lô, sa ha ( DHURU DHURU SVÀHÀ )

191. Đổ lô đổ lô, sa ha ( TURU TURU SVÀHÀ )

192. Mâu lô mâu lô, sa ha ( MURU MURU SVÀHÀ )

193. Ha na tát bà thiết đổ lỗ ấp ma ma tả, sa ha ( HANA SARVA ‘SATRÙNÀMÏ MAMA SÏYA SVÀHÀ )

194. Đà ha đà ha tát bà đột sắt tra, bát la đột sắt tra, ma ma ( Tôi tên là… ) tả, sa ha ( DAHA DAHA SARVA DUSÏTÏA PRADUSÏTÏA MAMA SÏYA SVÀHÀ )

195. Bát già bát già tát bà bát la để gia thiết ca, bát la để gia mật đa la, ma ma ( Tôi tên là…. ) tả, sa ha ( PACA PACA SARVA PRATYARTHIKA PRATYÀMITRA MAMA SÏYA SVÀHÀ )

196. Thời phộc lật đa gia, sa ha ( JVALITÀYA SVÀHÀ )

197. Bát la thời phộc lật đa gia, sa ha ( PRAJVALITÀYA SVÀHÀ )

198. Địa bát đa thời phộc la gia, sa ha ( DÌPTA JVALÀYA SVÀHÀ )

199. Tam mạn đa bát la thời phộc lật đa gia, sa ha ( SAMANTA PRAJVALITÀYA SVÀHÀ )

200. Ma ni bạt đạt la gia, sa ha ( MANÏIBHADRÀYA SVÀHÀ )

201. Bố lật noa bạt đà la gia, sa ha ( PÙRNÏABHADRÀYA SVÀHÀ )

202. Ma ha ca la gia, sa ha ( MAHÀ KÀLÀYA SVÀHÀ )

203. Ma để lị già noa gia, sa ha ( MATRÏGANÏÀYA SVÀHÀ )

204. Dược khất sử ni ấp , sa ha ( YAKSÏINÏÌNÀMÏ SVÀHÀ )

205. Hạt la sát tư ấp, sa ha ( RAKSÏASÌNÀMÏ SVÀHÀ )

206. A ca xa ma để ấp, sa ha ( ÀKA’SA MATRÏNÀMÏ SVÀHÀ )

207. Tam mãn đạt la nễ bà tất nễ ấp, sa ha ( SAMUDRA NIVÀSINÏÌNÏÀMÏ SVÀHÀ )

208. Hạt la để lị chiết lam , sa ha ( RÀTRÏ CARÀNÀMÏ SVÀHÀ )

209. Địa bà sa chiết lam, sa ha ( DIVASA CARÀNÀMÏ SVÀHÀ )

210. Để lị tán địa gia chiết lam, sa ha ( TRISANTYA CARÀNÀMÏ SVÀHÀ )

211. Bệ la chiết lam, sa ha ( VELA CARÀNÀMÏ SVÀHÀ )

212. A bệ la chiết lam, sa ha ( AVELA CARÀNÀMÏ SVÀHÀ )

213. Hạt bà chiết lệ biều, sa ha ( GARBHA HÀRE BHYAHÏ SVÀHÀ )

214. Hạt bà tán đà la ni , hô lô hô lô, sa ha ( GARBHA SANDHÀRANÏI HULU HULU SVÀHÀ )

215. Án, sa ha ( OMÏ SVÀHÀ )

216. Tát bà, sa ha ( SVÀHÏ SVÀHÀ )

217. Bộ phiệt, sa ha ( BHÙHÏ SVÀHÀ )

218. Bộ lỗ bộ phiệt, sa ha ( BHÙRBHÙHÏ SVÀHÀ )

219. Chất tán chất tán, sa ha ( CITÏI CITÏI SVÀHÀ )

220. Phí tán phí tán, sa ha ( VITÏI VITÏI SVÀHÀ )

221. Đà la ni, sa ha ( DHÀRANÏÌ SVÀHÀ )

222. Đà la ni, sa ha ( DHARANÏI SVÀHÀ )

223. ác kỳ nễ, sa ha ( AGNI SVÀHÀ )

224. Đế thù bà bố, sa ha ( TEJO VAPU SVÀHÀ )

225. Chỉ lý chỉ lý, sa ha ( CILI CILI SVÀHÀ )

226. Tỷ lý tỷ lý, sa ha ( SILI SILI SVÀHÀ )

227. Bột địa gia, bột địa gia, sa ha ( BUDDHYA BUDDHYA SVÀHÀ)

228. Mạn trà la tất địa duệ, sa ha ( MANÏDÏALA SIDDHYE SVÀHÀ )

229. Mạn trà la bạn đà duệ, sa ha ( MANÏDÏALA BANDHAYE SVÀHÀ )

230. Tư ma bạn đạt ni, sa ha ( ‘SÌMA BANDHANI SVÀHÀ )

231. Chiêm bà chiêm bà, sa ha ( JAMBHA JAMBHA SVÀHÀ )

232. Tất đam bà, tất đam bà, sa ha ( STAMBHA STAMBHA SVÀHÀ )

233. Sân đà, sân đà , sa ha ( CCHINDHA CCHINDHA SVÀHÀ )

234. Tần đà tần đà, sa ha ( BHINDHA BHINDHA SVÀHÀ )

235. Bạn đà bạn đà, sa ha ( BANDHA BANDHA SVÀHÀ )

236. Mâu hối già mâu hối già, sa ha ( MOHAYA MOHAYA SVÀHÀ )

237. Ma ni tỳ dụ đề, sa ha ( MANÏI ‘SUDDHE SVÀHÀ )

238. Tố lật duệ, tố lật duệ, tô lị gia, tỳ dụ đề, sa ha ( SÙRYE SÙRYE SÙRYA VI’SUDDHE SVÀHÀ )

239. Chiến điệt lệ, tô chiến điệt lệ, bố lật noa chiến điệt lệ, sa ha ( CANDRE SUCANDRE PÙRNÏACANDRE SVÀHÀ )

240. Nhạ sát đa la gia, sa ha ( NAKSÏATRÀYA SVÀHÀ )

241. Thất phệ, sa ha ( ‘SIVE SVÀHÀ )

242. Phiến để duệ, sa ha ( ‘SÀNTIYE SVÀHÀ )

243. Tô phộc tất để dã , dã nễ, sa ha ( SVACTYA YANE SVÀHÀ )

244. Thi phạm yết lị, phiến để yết lị, bố sắt trí bạt lạt đà nễ, sa ha (‘SIVAMÏ KARI , ‘SÀNTI KARI, PUSÏTÏI BALA VARDHANI SVÀHÀ )

245. Thất lị yết lệ, sa ha ( ‘SRÌYE SVÀHÀ )

246. Thất lị gia bạt lị đà nễ, sa ha ( ‘SRÌYA VARDHANI SVÀHÀ )

247. Thất lị gia thời phộc la nễ, sa ha ( ‘SRÌYA JVALANI SVÀHÀ )

248. Na mâu chi, sa ha ( NAMUCI SVÀHÀ )

249. Ma lỗ chi, sa ha ( MURUCI SVÀHÀ )

250. Bệ già phiệt để, sa ha ( VEGA VATI SVÀHÀ )

Phần bên trên là Căn bản Chú



Nhất Thiết Phật Tâm Chú :

1. Án ( OMÏ )

2. Tát bà đát tha nghiệt đa mộ lật đế ( SARVA TATHÀGATA MÙRTTE )

3. Bạt la phiệt la nghiệt đa bà duệ ( PRAVARA GATA BHAYE )

4. Xa ma diễn đổ ma ma ( Tôi tên là…. ) tả, tát bà bả bế biều (‘SAMAYAMTU MAMA SÏYA _ SARVA PÀPE BHYAHÏ )

5. Sá tất để la bà phiệt đổ ( SVÀSTIRBHAVATU )

6. Mâu chi, mâu chi, tỳ mâu chi ( MUNÏI MUNÏI VIMUNÏI )

7. Giá lị, giá lị, giá la nễ( CALE CALE CALANE )

8. Nghiệt đế ( GATI )

9. Bà đà la nãi ( BHAYA HÀRANÏI )

10. Bộ địa bộ địa ( BODHI BODHI )

11. Bộ đà gia, bộ đà gia ( BODHIYA BODHIYA )

12. Bột địa lợi, bột địa lam ( BUDHILI BUDHILAMÏ )

13. Tát bà đát tha nghiệt đa hiệt lật đà gia ( SARVA TATHÀGATA HRÏDAYA )

14. Thụ sắt lai ( JUSÏTÏAI )

15. Sa ha ( SVÀHÀ )



Nhất Thiết Phật Tâm Ấn Chân Ngôn :

1. Án (OMÏ )

2. Bạt chiết la bạt để ( VAJRA VATI )

3. Bạt chiết la bát la để sắt xỉ đa du đề ( VAJRA PRATISÏTÏITA ‘SUDDHE )

4. Đát tha nghiệt đa mẫu đà la ( TATHÀGATA MUDRA )

5. Địa sắt xá na, địa sắt xỉ đế,sa ha ( ADHISÏTÏTANA ADHISÏTÏITE )



Quán Đỉnh Chú :

1. Án ( OMÏ )

2. Mâu nễ, mâu nễ, mâu nễ phiêt lệ ( MUNÏI MUNÏI MUNÏI VARE )

3. A tỳ tru giả đô mê ( ABHISÏIMÏCA TUME )

4. Tát bà đát tha nghiệt đa ma hồng ( Tôi tên là…. ) ( SARVA TATHÀGATA MAMAMÏ )

5. Tát bà bật tha gia tỳ sái kế ( SARVA VIDYA ABHISÏEKAI )

6. Ma ha bạt chiết la phiệt gia, mẫu đà la, mẫu địa lị để ( MAHÀ VAJRA KAVACA MUDRA MUDRITEHÏ )

7. Đát tha nghiệt đa hiệt lật đà gia ( TATHÀGATA HRÏDAYA )

8. Địa sắt xỉ đa, bạt chiết lệ, sa ha ( ADHISÏTÏITA VAJRE SVÀHÀ )



Quán Đỉnh Ấn Chú :

1. Án ( OMÏ )

2. A mật lật đa phiệt lệ ( AMRÏTA VARE )

3. Phộc la phộc la ( VARA VARA )

4. Bát la phộc la tỳ du đề ( PRAVARA VI’SUDDHE )

5. Hàm hàm ( HÙMÏ HÙMÏ )

6. Phán tra, phán tra ( PHATÏ PHATÏ )

7. Sa ha ( SVÀHÀ )



Kết Giới Chú :

1. Án ( OMÏ )

2. A mật lật đa phiệt lệ ( AMRÏTA VARE )

3. Nghiệt bà lạc sát ni ( GARBHA RAKSÏANÏI )

4. A yết la sa ni ( AKARSÏANÏI )

5. Hàm hàm ( HÙMÏ HÙMÏ )

6. Phán tra, phán tra ( PHATÏ PHATÏ )

7. Sa ha ( SVÀHÀ )



Phật Tâm Chú :

1. Án ( OMÏ )

2. Tỳ ma lệ ( VIMALE )

3. Xà gia phiệt để ( JAYA VATI )

4. A mật lật đế ( AMRÏTE )

5. Hàm hàm hàm hàm ( HÙMÏ HÙMÏ HÙMÏ HÙMÏ )

6. Phán tra, phán tra, phán tra, phán tra, sa ha ( PHATÏ PHATÏ PHATÏ PHATÏ SVÀHÀ )



Tâm Trung Tâm Chú :

1. Án ( OMÏ )

2. Bạt la bạt la ( BHARA BHARA )

3. Tâm bạt la ( SAMÏBHARA )

4. Ấn địa lật gia ( INDRIYA )

5. Tỳ du đạt nễ ( VI’SODHANE )

6. Hàm hàm ( HÙMÏ HÙMÏ )

7. Tằng lô già lệ ( KURU CALE )

8. Sa ha ( SVÀHÀ )



Bấy giờ Đức Thế Tôn nói Thần Chú này xong, liền bảo Đại Phạm rằng :” Nếu có ai tạm nghe Đà La Ni này thì tất cả mọi tội chướng của kẻ trai lành, người nữ thiện ấy đều được trừ diệt. Nếu hay tụng trì thì nên biết người ấy tức là thân Kim Cương, lửa chẳng thể thiêu đốt được. Này Đại Phạm ! Ông nên biết việc này: Tại Đại Thành Ca Tỳ La, lúc Đồng Tử La Hầu La ở trong thai mẹ. Mẹ Ngài tên là Gia Du Đà La vốn là người nữ thuộc dòng tộc Thích Ca. Khi bà tự nhảy vào hầm lửa thì La Hầu La đang nằm trong thai mẹ ghi nhớ Chú này nên hầm lửa lớn kia liền biến thành ao sen. Đây là uy lực của Thần Chú này, do nhân duyên ấy mà lửa chẳng thể thiêu đốt được.”

Đức Phật bảo :” Này Đại Phạm ! Chất độc chẳng thể hại người ấy được. Như ở Thành Thiện Du có người con của vị Trưởng Giả Phong Tài khéo trì tất cả Cấm Chú khác. Khi trì Chú lực nhiếp triệu vua Rồng Dức Xoa Ca lại quên Kết Giới. Vị Long Vương ấy giận dữ nghiến răng gây tổn hại khiến cho người kia phải chịu đại khổ não . Trong khỏang khắc, mệnh không thể cứu vãn được. Bấy giờ ở trong Thành có vị Ưu Bà Di ( Cận Sự Nữ ) tên là Vô Cấu thường trì Tùy Cầu Tức Đắc Đại Tự Tại Đà La Ni Thần Chú này. Vị Ưu Bà Di Vô Cấu ấy khởi Đại Từ Bi, sinh Tâm thương xót, liền đi đến nơi đó dùng Chú này cứu chữa. Bà mới tụng Chú một biến thì chất độc kia liền bị tiêu diệt làm cho người ấy đươc hoàn lại Bản Tâm. Thời người con của Vị Trưởng Giả ở bên bà Vô Cấu thọ trì Chú này, ghi nhớ tại Tâm. Vì thế nên biết chất độc chẳng thể hại được.

Lại nữa Đại Phạm ! Ở Thành Ba La Nại có vị vua tên là Phạm Thí. Lúc đó, vị vua của nước lân cận có uy lực lớn, khởi 4 loại binh chinh phạt vua Phạm Thí. Khi 4 loại binh vào đến Thành Ba La Nại thì vua Phạm Thí đã biết rồi. Ngài ban sắc lệnh cho mọi người trong Thành rằng :” Các ngươi đừng sợ hãi ! Ta có Thần Chú tên là Tùy Cầu Tức Đắc Đà La Ni . Thần Chú này có sức mạnh hay đập nát kẻ địch với 4 loại binh “. Khi đó vua Phạm Thí tắm rửa sạch sẽ, mặc áo mới sạch, ghi chép Chú này đeo ở trên thân rồi lao vào chiến trận. Một mình vua giao tranh với giặc, giáng phục 4 Binh khiến chúng quy hàng.Đại Phạm nên biết Đại Thần Chú này có uy lực lớn được Như Lai ấn khả, thường nên nhớ niệm. Sau khi Đức Phật nhập diệt thì Chú này rất lợi ích cho chúng sinh.

Lại nữa Đại Phạm ! Nếu có người đeo Chú này , nên biết Như Lai dùng sức Thần Thông ủng hộ cho người đó. Nên biết người đó là Thân Như Lai. Nên biết người đó là Thân Kim Cương. Nên biết người đó là Thân Như Lai Tạng. Nên biết người đó là con mắt của Như Lai. Nên biết người đó mặc áo giáp Kim Cương. Nên biết người đó là Thân Quang Minh. Nên biết người đó là Thân Bất Hoại. Nên biết người đó hay tồi phục tất cả oán địch. Nên biết bao nhiêu tội chướng của người đó đều được tiêu diệt. Nên biết Chú đó hay trừ nạn khổ của Địa Ngục.

Đại Phạm nên biết, có vị Tỳ Khưu ít Tín Tâm, đối với Giới của Như Lai có sự khuyết phạm, lại ăn trộm đồ vật của : Tăng hiền tiền, Tăng thường trụ, Tăng đi 4 phương mà dùng riêng cho mình. Sau này vị Tỳ Khưu đó bị bệnh nặng chịu nhiều khổ não. Lúc ấy có một vị Ưu Bà Tắc ( Cận Sự Nam ) thuộc dòng Bà La Môn khởi lòng Đại Bi , chép Thần Chú này, đeo dưới cổ vị Tỳ Khưu bị bệnh. Khi đeo xong thì tất cả bệnh khổ thảy đều tiêu diệt. Sau khi hết thọ mệnh, vị Tỳ Khưu này bị đọa vào Địa Ngục A Tỳ. Quan tài của vị Tỳ Khưu ấy được đặt trong cái Tháp và để Thần Chú lên trên thi hài. Ngày nay cái Tháp của vị Tỳ Khưu ấy còn tồn tại ở phía Nam của Thành Mãn Túc. Vị Tỳ Khưu này vào Địa Ngục chẳng bao lâu thì bao nhiêu nỗi đau khổ của các kẻ chịu tội đều được ngừng dứt, khắp mọi người đều an vui, bao nhiêu đám lửa trong Địa Ngục cũng đều tiêu diệt. Khi Ngục Tốt nhìn thấy hiện tượng đó thì rất kinh ngạc lạ lùng, liền đem việc ấy thưa trình với vua Diêm La.Thời vua Diêm La bảo Ngục Tốt rằng :” Đây là Đại uy đức của Xá Lợi thuộc thân đời trước. Các ngươi có thể đến phía Nam Thành Mãn Túc tìm xem có việc gì ? “. Ngục Tốt nhận lệnh đi ngay, đầu đêm đến cái Tháp đó liền nhìn thấy cái Tháp tỏa hào quang như đám lửa lớn. Nhìn vào trong Tháp thì thấy ở trên thi hài của vị Tỳ Khưu có đặt Thần Chú Tùy Cầu Tức Đắc Đại Đà La Ni , lại có chư Thiên vây quanh phòng hộ. Lúc ấy, Ngục Tốt nhìn thấy sức mạnh chẳng thể luận bàn của Chú này liền đặt tên hiệu cho cái Tháp đó là Tùy Cầu Tức Đắc . Bấy giờ Ngục Tốt quay trở về trình báo mọi việc đã nhìn thấy cho vua Diêm La. Vị Tỳ Khưu ấy nương theo sức mạnh của Chú này mà tội chướng đều trừ diệt. Liền được sinh về cõi Trời Tam Thập Tam Thiên. Nhân vậy mà vị Trời này có tên là Tùy Cầu Tức Đắc Thiên Tử. Này Đại Phạm ! Ông nên biết nếu biết như Pháp viết chép Chú này, đeo giữ trên Thân thì thường không có khổ não, lợi ích cho tất cả và trừ bỏ mọi sự sợ hãi.

Lại nữa Đại Phạm ! Như ở trong Thành Tiêu A Ngùy có vị Trưởng Giả tên là Tỳ Lam Bà . Kho tàng của ông đầy tràn, vàng bạc sung mãn, tiền gạo cực nhiều. Vị Trưởng Giả ấy là một Thương Chủ, ông dong chiếc thuyền to đi vào biển lớn .Ở trong cái biển lớn ấy, gặp một con cá Đê Di Lê muốn phá hư thuyền. Vị vua Rồng trong biển lại sinh giận dữ, khởi sấm sét lớn, tuôn mưa đá cứng như Kim Cương. Lúc ấy mọi người rất sợ hãi lo lắng. Vị Thương Chủ bảo các Thương Nhân rằng :” Các ông đừng sợ hãi ! Tôi có phương kế quyết định thoát khỏi hiểm nạn này “. Chúng Thương Nhân nói:’ Lành thay ! Lành Thay ! “. Bấy giờ Vị Thương Chủ liền đúng như Pháp viết chép Chú này đặt trên đầu cây phương. Tức thời con cá kia nhìn thấy chiếc thuyền này có vầng hào quang lớn như đám lửa rực nên thoái lui. Các hàng Rồng kia nhìn thấy tướng ấy liền khởi Tâm Từ. Khi ấy vị Thương Chủ với các Thương Nhân sinh Tâm cực vui vẻ và đến được nơi cất chứa vật báu.

Vì thế, Đại Phạm ! Ông nên chép Chú này đặt trên đầu cây phướng sẽ hay trừ bỏ tất cả trận gió ác. Mọi hiện tượng rét lạnh chẳng đúng thời. Trời chợt nổi mây đen tuôn mưa sương mưa đá …. Thảy đều ngừng dứt. Tất cả muỗi mòng, sâu trùng với các loài khác, loài ăn phá lúa mạ tự nhiên sẽ lui tan. Tất cả giống thú ác, loài có nanh bén vuốt nhọn chẳng thể gây hại được. Tất cả lúa mạ, hoa quả, dược thảo đều được tăng trưởng. Quả trái có vị ngon ngọt, chín mùi đúng theo thời. Các hàng Long Vương giáng mua đúng thời tiết.

Lại nữa Đại Phạm ! Nếu có người mong cầu thì cần phải như Pháp viết chép Chú này, ắt mọi điều cầu nguyện đều được thành tựu. Cầu con trai được con trai, cầu con gái được con gái, khéo giữ gìn bào thai, đứa con trong thai được an ổn , đủ ngày đủ tháng sinh sản an vui. Đại Phạm nên biết, ở nườc Ma Già Đà có vị vua tên là Từ Mẫn Thủ . Lúc mới sinh ra, vị vua này duỗi bàn tay phải nắm lấy vú mẹ thì hai bầu vú của mẹ biến thành màu vàng ròng và tự tuôn chảy sữa. Ở trong bàn tay của vị vua đó lại tuôn ra vô lượng châu báu ban cho các chúng sinh. Do nhân duyên ấy mà vị vua ấy có tên là Từ Mẫn Thủ . Vị vua ấy không có con, vì muốn cầu con nên vua thiết lập Hội Thí to lớn cúng dường chư Phật và các Tháp Miếu nhưng chẳng được như nguyện. Sau đó, trong đêm vị vua nằm mộng thấy Tĩnh Cư Thiên Chủ đi đến bảo rằng :” Đại Vương nên biết, có Đại Thần Chú tên là Tùy Cầu Tức Đắc. Đại Vương nên như Pháp viết chép rồi cho Đại Phu Nhân đeo dưới cổ ắt sẽ có con. “ Lúc tỉnh giấc, vi vua chờ đến sáng sớm liền như Pháp viết chép Đại Thần Chú này và cho Phu Nhân đeo vào cổ. Tức thời bà có thai, đủ ngày đủ tháng sinh ra một đồng tử có đầy đủ sắc tướng uy nghiêm thù thắng, ai nhìn thấy cũng đều vui vẻ. Đại Phạm nên biết, Thần Chú này có sức mạnh khiến cho mọi sự nguyện cầu đều được vừa ý.

Lại nữa Đại Phạm ! Lúc đánh nhau với A Tu La, Vị Thiên Vương Đế Thích đeo Thần Chú này nên chúng Thiên Đế Thích chẳng bị thương hại, thường được thắng lợi quay về cung an ổn.

Lại nữa Đại Phạm ! Nếu có người đeo Thần Chú này trên Thân thì tất cả Chư Phật đều dùng Thần Lực gia trì và người ấy được các Bồ Tát khen ngợi. Ở tất cả nơi, tất cả chỗ tranh tụng, luận bàn tranh cãi đều được chiến thắng, thường không có bệnh tật, tất cả tai nạn thình lình chẳng thể hại được, Tâm không có lo âu phiền muộc, luôn được chư Thiên ủng hộ.

Nếu ai viết chép 8 Đạo Chú này đeo giữ, Tâm thường nhớ niệm thì tất cả mộng ác tướng ác, việc chẳng cát tường chẳng thể phạm vào thân. Tùy Cầu Tức Đắc Đà La Ni Thần Chú này được 99 ức trăm ngàn Na Do Tha hằng hà sa Phật đẳng cùng tuyên nói, cùng nhau khen ngợi, cùng chung hoan hỷ. Chú này có thế lực lớn , có đại uy quang, có công dụng lớn , giáng phục tất cả chúng Ma, rất khó có dịp gặp được Đại Thần Chú này.

Lại nữa Đại Phạm ! Thời quá khứ có Đức Phật tên là Khai Nhan Hàm Tiếu Ma Ni Kim Bảo Hách Dịch Quang Minh Xuất Hiện Vương Như Lai, ngồi trên Tòa Kim Cương trong Bồ Đề trường.Lúc mới thành Chính Giác thì có vô ương số Ma với các quyến thuộc đến chỗ Phật ngự hiện các Thần Lực gây các chướng nạn, hiện các tướng ác, tạo hình sân nộ, tuôn mưa khí trượng ( Vũ Khí, Đao, Gậy…. ). Bấy giờ Đức Thế Tôn điềm nhiên ngồi yên dùng Căn Lực Từ Thiện nhớ niệm Chú này. Vừa mới nhớ niệm xong thì các Ma Chúng nhìn thấy ở trong từng lỗ chân lông của ĐứcThế Ton tuôn ra trăm ngàn vạn ức Binh Chúng, thân mạc áo giáp, phóng ánh sáng lớn , du hành tự tại trên hư không thì các Ma Chúng bị mất Thần Thông, phải bỏ chạy tứ tán.

Lại nữa Đại Phạm ! Ở Thành Ô Thiền Na có vị vua tên là Phạm Thí.Thuở ấy có một người vì mạo phạm đến nhà vua nên bị xử tội chết. Vị vua ban lệnh đem tội nhân vào trong núi xử tử. Lúc Đao Phủ vung đao tính chém thì trước kia Tội Nhân ấy có đeo Chú này ở cánh tay phải , do sức mạnh của Chú này mà cây đao bị bốc lửa, tự nhiên tan hoại như bụi nhỏ. Vị Pháp Quan nhìn thấy hiện tượng chưa từng có nên lấy làm quái lạ liền đến bạch với vua, trình tấu mọi việc. Vị Vua bảo Pháp Quan rằng :” Ở trong núi ấy có hang Dạ Xoa, trong hang đó có vô lượng Dạ Xoa trú ngụ. Ngươi có thể đưa Tội Nhân vào trong hang ấy “.Vị Pháp Quan vâng theo lời dạy, đem Tội Nhân đến hang. Khi các Dạ Xoa đi đến muốn ăn thịt. Do uy lực của Chú này nên nhóm Dạ Xoa nhìn thấy thân thể của người đó tỏa ra ánh sáng rực rỡ, thời các Dạ Xoa liền đưa Tội Nhân này ra bên ngoài hang động và cung kính lễ bái.Khi ấy, vị Pháp Quan lại đem việc này trình tấu đầy đủ với nhà vua. Đức vua lại bảo :” Hãy đem tội nhân này ném xuống sông lớn “ Vị Pháp Quan vâng lệnh ném người ấy xuống sông, nhưng tội nhân ấy chẳng bị nước nhận chìm tựa như có mặt đất che phủ trên nước. Vị Pháp Quan lại đem việc ấy khải tấu với Đại Vương. Đức vua rất kinh ngạc liền kêu Tội Nhân lên hỏi :” Ngươi dùng điều gì mà có thể thoát được nạn như vậy ? “ Tội Nhân đáp :” Tâu Đại Vương ! Thần không có cách giải thoát, chỉ nhờ trên Thân có đeo Thần Chú Tùy Cầu Tức Đắc Đại Tự Tại Đà La Ni thôi “. Đứcvua nghe xong lấy làm lạ lùng, khen ngợi vô lượng.”

Đức Phật bảo :” Này Đại Phạm ! Như các việc đã nói như trên, ông có thể biết về sức mạnh của Thần Chú đó. Ông nên viết chép đeo giữ trên Thân.Này Đại Phạm ! Nếu có người muốn đeo Chú này thì nên như Pháp mà viết chép. “

Bấy giờ, Đại Phạm bạch với Đức Phật rằng :’ Thế Tôn ! Nếu muốn ciết chép Chú này thì phải làm theo phép tắc nào ? “

Đức Phật bảo :” Đại Phạm ! Trước tiên nên kết Đàn. Ở dưới đất, đặt một cái bình chứa đầy nước thơm. Bên trong Đàn vẽ làm hai Hoa Sen, hoặc 3 hoặc 4 hoặc 5 đóa sen. Bốn mặt chung quanh đều tạo râu nhụy hoa sen.

Lại làm một đóa sen hé nở lớn, cuối thân hoa treo lụa đẹp.

Lại làm một hoa sen 8 cánh, trên mỗi cánh hoa làm một cây kích Tam Xoa, trên thân hoa treo lụa đẹp.

Lại làm một hoa sen 8 cánh, ở giữa Tâm Hoa làm một cái chày Kim Cương, trên mỗi cánh hoa cũng làm một cái chày, cuối thân hoa treo lụa đẹp.

Lại làm một hoa sen 8 cánh, mỗi cánh hoa đều làm một cây búa

Lại làm một hoa sen, ở trong Tâm Hoa vẽ làm một cây đao, thân hoa cũng vẽ treo lụa đẹp.Lại vẽ làm một cây kiếm, ở trên vỏ kiếm vẽ hoa, trên cuối thân hoa cũng treo lụa đẹp.

Lại làm một hoa sen, ở trong Tâm Hoa vẽ làm một vỏ ốc ( Loa )

Lại làm một hoa sen, ở trong Tâm Hoa vẽ làm một sợi dây lớn ( Quyến sách )

Lại làm một hoa sen, ở trong Tâm Hoa vẽ làm một trái châu rực lửa ( Hỏa Diễm Châu )

Sau dó đốt hương, rải hoa, dâng thức ăn uống quả trái, mọi loại cúng dường.

Nếu có người muốn vẽ chép đeo Chú này cần phải y theo Pháp vẽ kết Đàn như vậy, còn phương pháp của Đàn khác chẳng được xen lẫn vào. Sai người viết Chú, trước tiên phải tắm gội sạch sẽ mặc áo mới sạch, ăn 3 loại Bạch Thực là : Sữa, Lạc ( Bơ ) Cơm trắng. Không cứ là giấy, lụa, trúc, vải, các vật… mỗi loại đều được phép dùng để viết chép Chú này.

Nếu có phụ nữ cầu sinh con trai thì dùng Ngưu Hoàng vẽ chép trên lọng. Trước tiên hướng 4 mặt vẽ Thần Chú này, bên trong vẽ một Đồng Tử có báu lưu ly trang nghiêm cổ, tay nâng một cái bát bằng vàng chứa đầy châu báu. Lại ở 4 góc đều vẽ một thân Đồng Tử mặc áo giáp.

Lại làm mọi loại ẤN cho người đeo Chú này

Nếu là Chuyển Luân Vương thì ở trung tâm của Chú vẽ hình Quán Thế Âm Bồ Tát với hình Đế Thích. Lại ở bên trên vẽ mọi loại Phật Ấn , các Thiện Thần Ấn thảy khiến cho đầy đủ. Lại ở 4 góc vẽ 4 Vị Thiên Vương với mọi báu trang nghiêm đều y theo Bản Phương ( Phương Vị của mỗi Tôn )

Nếu vị Tăng đeo Chú này thì ở trung tâm của Chú vẽ một vị Kim Cương Thần với mọi báu trang nghiêm. Bên dưới vẽ một vị Tăng chắp tay quỳ dài. Vị Kim Cương duỗi tay án trên đỉnh đầu Vị Tăng này.

Nếu Bà La Môn đeo Chú này thì ở trung tâm của Chú vẽ Đại Tự Tại Thiên

Nếu Sát Lợi đeo Chú này thì ở trung tâm của Chú vẽ Ma Hê Thủ La Thiên

Nếu Tỳ Xá đeo Chú này thì ở trung tâm của Chú vẽ Tỳ Sa Môn Thiên Vương

Nếu Thủ Đà đeo Chú này thì ở trung tâm của Chú vẽ Chước Yết La Thiên

Nếu đồng nam đeo Chú này thì ở trung tâm của Chú vẽ Câu Ma La Thiên

Nếu đồng nữ đeo Chú này thì ở trung tâm của Chú vẽ Ba Xà Ba Đề Thiên

Từ đây trở lên là nghi tắc của người đeo Chú. Ở trung tâm của Chú vẽ các Thiên Thần đều có hình trạng thiếu niên có diện mạo vui tươi

Nếu có người muốn trì đeo Thần Chú này đều phải mỗi mỗi tự mình y theo Bản Pháp

Nếu phụ nữ mang thai đeo Chú này thì ở trung tâm của Chú vẽ Ma Ha Ca La Thiên với khuôn mặt màu đen

Nếu có người treo Chú này trên cây phướng cao , thì nên ở núi cao dựng một cây phướng cao. Ở trên đầu cây phướng đặt một trái Hỏa Diễm Châu, lại đặt Thần Chú này ở bên trong trái châu ấy thì hết thảy chướng ngại ác với các bệnh tật đều được tiêu diệt.

Nếu gặp lúc nắng hạn thì ở trung tâm của Chú vẽ một con rồng 9 đầu

Nếu lúc mưa quá nhiều cũng vẽ con Rồng 9 đầu này và nên đặt trong nước có Rồng ắt nắng hạn sẽ tuôn mưa, còn lúc mưa quá nhiều sẽ được quang tạnh ngay.

Nếu Thương Nhân đeo Thần Chú này thì ở trung tâm của Chú vẽ hình Thương Chủ với các Thương Chúng đi theo, ắt đều được an vui

Người trì Chú này, tự mình muốn đeo thì ở trung tâm của Chú vẽ một Nữ Thiên, lại ở bên trong vẽ các vì sao ( Tinh Thần ) mặt trời, mặt trăng.

Nếu Phàm Nhân đeo Chú này thì chỉ nên viết chép Thần Chú để đeo mà thôi

Đức Phật bảo :’ Này Đại Phạm ! Nếu các ngươi hay như Pháp viết chép , trì đeo thì thường được an vui… Bao nhiêu việc đã làm đều được thành tựu. Đời này an vui, đời sau lên Trời, bao nhiêu tội chướng đều được tiêu diệt.Người thường thọ trì luôn được Chư Phật Bồ Tát hộ niệm. Ở trong giấc mộng thường nhìn thấy Phật, cũng được cả sự tôn kính của mọi người. Ông nên thọ trì khiến cho lưu bố rộng rãi “

Đức Phật nói Kinh này xong thì Đại Phạm Thiên Vương nghe điều Phật nói, Tâm rất vui vẻ, tin nhận phụng hành.

PHẬT THUYẾT TÙY CẦU TỨC ĐẮC ĐẠI TỰ TẠI ĐÀ LA NI THẦN CHÚ KINH ( Hết )



Các bài Chú Đà La Ni dưới đây đều y theo bản của nhà Minh cf.P.638a

1. Na Ma tát đát tha nghiệt đa nam ( NAMAHÏ SARVA TATHÀGATANÀMÏ )

2. Na mô bột đà đạt ma tăng kỳ biều ( NAMO BUDDHA DHARMA SAMÏGHE BHYAHÏ )

3. Án ( OMÏ )

4. Tỳ bổ la nghiệt bệ ( VIPULA GARBHE )

5. Tỳ mạt lệ xà gia nghiệt bệ ( VIMALE JAYA GARBHE )

6. Phạt thiệt la thập phộc la nghiệt bệ ( VAJRA JVALA GARBHE )

7. Nghiệt để già ha nê ( GATI GAHANE )

8. Già già na tỳ du đạt nê ( GAGANA VI’SODHANE )

9. Tát bà bá ba tỳ du đạt nê ( SARVA PÀPA VI’SODHANE )

10. Án ( OMÏ )

11. Cù noa phạt để ( GUNÏA VATI )

12. Già già lị nê ( GAGARINÏI )

13. Kỳ lị kỳ lị ( GIRI GIRI )

14. Già mạt lị ( GAMÀRI )

15. Già ha già ha ( GAHA GAHA )

16. Già nghiệt lị, già nghiệt lị ( GARGÀRI GARGÀRI )

17. Già già lị, già già lị ( GAGARI GAGARI )

18. Kiềm bà lị. Kiềm bà lị ( GAMBHARI GAMBHARI )

19. Nghiệt để nghiêït để ( GATI GATI )

20. Già mạt nê nghiệt lệ ( GAMANI GARE )

21. Cù lỗ, cù lỗ, cù lỗ ni ( GÙRU GÙRU GÙRUNE )

22. ( Chiết lê lệ ) chiết lệ, mâu chiết lệ ( CALE ACALA MUCALE )

23. Xã duệ, tỳ xã duệ ( JAYE VIJAYE )

24. Tát bà bà gia tỳ nghiệt đế ( SARVA BHAYA VIGATE )

25. Nghiệt bà tam bà la nê ( GARBHA SAMBHARANÏI )

26. Thi lị, thi lị, mật lị, mật lị, dĩ lị , dĩ lị ( SIRI SIRI_ MIRI MIRI_ GHIRI GHIRI )

27. Tam mạn đa ca lị sa ni ( SAMANTA AKARSÏANÏI )

28. Tát bà thiết đổ lỗ bát la mạt tha nễ ( SARVA ‘SATRÙ PRAMATHANI )

29. Lạc xoa, lạc xoa , ma ma ( Tôi tên là…. ) tả ( RAKSÏA RAKSÏA MAMA SÏYA )

30. Tỳ lợi, tỳ lợi, tỳ nghiệt đa la ni ( VIRI VIRI VIGATA AVARANÏI )

31. Bà gia na xá nê ( BHAYA NÀ’SANI )

32. Tô lị, tô lị ( SURI SURI )

33. Chất lị, ca mạt lệ ( CILI KAMALE )

34. Xã duệ ( JAYE )

35. Vi xã gia, xã gia phộc hê ( VIJAYA JAYA VAHE )

36. Xã gia phạt để ( JAYAVATI )

37. Bạc già phạt để ( BHAGAVATI )

38. Yết la đát na ma câu tra ma la đạt lị ( RATNA MAKUTÏA MÀLA DHÀRI

39. Tỳ chất đa la bệ sa lô bi đà lị ni ( VICITRA VESÏA RÙPA DHÀRANÏI )

40. Bạc già phạt để, bật địa gia đề tỳ ( BHAGAVATI VIDYA DEVI )

41. Lạc xoa đổ mạn, ma ma ( Tôi tên là… ) tả ( RAKSÏA TUMAMÏ MAMA SÏYA )

42. Tam mạn đa ca la tỳ du đạt nễ ( SAMANTA KARA VI’SODHANE)

43. Hổ lỗ hổ lỗ ( HURU HURU )

44. Nhạ sát đát la ma la đà lị ni ( NAKSÏTRA MÀLÀ DHÀRINÏI )

45. Chiên noa, chiên noa, chiên trĩ nễ ( CANÏDÏA CANÏDÏA CANÏDÏINI )

46. Bệ già phạt để ( VEGA VATI )

47. Tát bà đột sắt tra nễ phộc la ni ( SARVA DUSÏTÏA NIVARANÏI )

48. Thiết đổ lỗ bác xoa bát la mạt địa nễ ( ‘SATRÙ PAKSÏA PRAMATHANI )

49. Tỳ xá gia bà tứ nễ ( VIJAYA VÀHINI )

50. Hổ lỗ hổ lỗ ( HURU HURU )

51. Mẫu lỗ mẫu lỗ ( MURU MURU )

52. Chủ lỗ chủ lỗ ( CURU CURU )

53. A dữu ba bát nễ ( AYUHÏ PÀLANI )

54. Tô la bà la mạt tha nễ ( SURA VARA MATHANI )

55. Tát bà đề phạt đa bổ thi đê ( SARVA DEVATA PÙJITE )

56. Địa lị địa lị ( DHIRI DHIRI )

57. Tam mạn đà bà lô cát đế ( SAMANTA AVALOKITE )

58. Bát lạp bệ, bát lạp bệ ( PRABHE PRABHE )

59. Tô bát lạp ba truật đề ( SUPRABHE ‘SUDDHE )

60. Tát bà bả ba tỳ du đạt nễ ( SARVA PÀPA VI’SODHANE )

61. Đà la, đà la, đà la ni ( DHARA DHARA DHARANÏI )

62. Bạt la đà lệ ( VARA DHARE )

63. Tô mẫu tô mẫu ( SUMU SUMU )

64. Tô mẫu lỗ chiết lệ ( SUMURU CALE )

65. Chiết lệ giá la gia đột sắt tra ( CALE CALÀYA DUSÏTÏA )

66. Bô la gia , a thưởng ( PÙRAYA À’SAMÏ )

67. Thất lị bà bổ đà la xã gia ca mạt lệ ( ‘SRÌ VAPUDHANAMÏ JAYA KAMALE )

68. Khí sử ni, khí sử ni ( KSÏINÏI KSÏINÏI )

69. Tát bà đề bà đa phộc la đà ưởng câu thi ( SARVA DEVATA VARADA ANÕKU’SE )

70. Án ( OMÏ )

71. Bát đầu ma tỳ truật đề ( PADMA VI’SUDDHE )

72. Du đạt nễ truật đề ( ‘SODHANE ‘SUDDHE )

73. Bà la bà la ( BHARA BHARA )

74. Tỳ lị tỳ lị ( BHIRI BHIRI )

75. Bộ lỗ bộ lỗ( BHURU BHURU )

76. Mộng nghiệp la nhiếp bật đề ( MAMÏGALA VI’SUDDHE )

77. Ba bật đa la mộc khê ( PAVITRA MUKHI )

78. Sai ca lị ( KHARGARI )

79. Khư la khư la ( KHARA KHARA )

80. Thập phộc lật đa thất lệ ( JVALITA ‘SIRE )

81. Tam mạn đa bát la tát lị đa phộc bà tất đa truật đề ( SAMANTA PRASARITA VABHASÏITA ‘SUDDHE)

82. Thập phộc la, thập phộc la, tát bà đề phộc nghiệt nỗ ( JVALA JVALA SARVA DEVAGANÏA )

83. Tam ma nghiệt lật sa ni ( SAMA AKARSÏANÏI )

84. Tát để phạt để ( SATYA VATI )

85. Đát la đát la ( TARA TARA )

86. Ná già tỳ lỗ cát nễ đế ( NÀGA VILOKINITE )

87. La hổ la hổ ( LAHU LAHU )

88. Hổ nỗ hổ nỗ ( HUNU HUNU )

89. Sát ni sát ni ( KSÏINÏI KSÏINÏI )

90. Tát bà nghiệt la ha bạc sát ni ( SARVA GRAHA BHAKSÏANÏI )

91. Tân nghiệt lị. Tân nghiệt lị ( PIMÏGALI PIMÏGALI )

92. Chủ mẫu, chủ mẫu, tô chủ mẫu ( CUMU CUMU SUCUMU )

93. Tỳ chiết lệ ( VICALE )

94. Đát la đát la ( TARA TARA )

95. Đa la gia đổ mạn, ma ma ( Tôi tên là… ) tả , ma ha bà gia (TÀRÀYA TUMAMÏ MAMA SÏYA MAHÀ BHAYA )

96. Tam muội đạt la , sa già la, bát lợi diễn đa, ba bả la, già già na (SAMUDRA SÀGARA PRATYANTÀMÏ PÀTÀLA GAGANA )

97. Tam mạn đế na ( SAMANTENA )

98. Phạt chiết la thập phộc la tỳ truật đề ( VAJRA JVALA VI’SUDDHE )

99. Bệ lị bệ lị ( BHURI BHURI )

100. Nghiệt bà phạt để, nghiệt bà phì du đạt nễ ( GARBHA VATI_ GARBHA VI’SODHANE )

101. Câu khí sử tam bổ la ni ( KUKSÏI SAPÙRANÏI )

102. Giả la, giả la, giá lật nễ ( CALA CALA JVALANI )

103. Bát la phạt lật sa đổ đề ba tam mạn đế na ( PRAVASÏATU DEVA SAMANTENA )

104. Đạt phiếu du độ kế na ( DIDHYODAKENA )

105. A mật lật đa phạt lật sa ni ( AMRÏTA VARSÏANÏI )

106. Đề phạt đa a phạt đa la ni ( DEVATA AVA DHÀRANÏI )

107. A tỳ tru giả đổ man ( ABHISÏIMÏCA TUMAMÏ )

108. A mật lật đa bà la bà bổ sái ( AMRÏTA VARA VAPUSÏPE )

109. Lạc xoa ma ma ( Tôi tên là…. ) tả ( RAKSÏA MAMA SÏYA )

110. Tát bạt đát la ( SARVATRÀ )

111. Tát bạt đà ( SARVADÀ )

112. Tát bà bà duệ biều ( SARVA BHAYR BHYAHÏ )

113. Tát bổ ô ba đạt la bệ biều ( SARVA UPADRAVE BHYAHÏ )

114. Tát bổ ô bát tát kỳ biều ( SARVA UPASARGE BHYAHÏ )

115. Tát bà đột sắt tra bà già tệ ( SARVA DUSÏTÏA BHAYA BHYAHÏ )

116. Tỳ đát tả ( BHÌTA SÏYA )

117. Tát bà yết lị yết la ha ( SARVA KÀLI KALAHÀ )

118. Tát yết la tỳ phộc đà ( VIGRAHA VIVÀDA )

119. Đột táp phạp bát na ( DUHÏSVAPNÀMÏ )

120. Lật đột nễ mật đa a mang ngải biều ( DURNI MINTA AMAMÏGALLYA BHYAHÏ )

121. Bả ba tỳ na xả nễ ( PÀPA VINA’SANI )

122. Tát bà dược xoa la sát nễ bà la ni( SARVA YAKSÏA RAKSÏA NIVARANÏI )

123. Sa la ni tát lệ ( SARANÏI SARE )

124. Bà la bà la ( BALA BALA )

125. Bà la phạt để ( BALAVATI )

126. Xà gia, xà gia, đổ mạn, ma ma ( Tôi họ tên… ) tả ( JAYA JAYA TUMAMÏ MAMA SÏYA )

127. Tát bát đát la ( SARVATRÀ )

128. Tát bà ca lam ( SARVA KÀRAMÏ )

129. Tất diện đồ bật địa gia sa đà gia ( SIDDHYAMÏ VIDYA SÀDHAYA )

130. Tát bà mạn trà la sa đạt nễ ( SARVA MANÏDÏALA SÀDHANI )

131. Xã gia tất đề ( JAYA SIDDHE )

132. Tất đề, tô tất đề ( SIDDHE SUSIDDHE )

133.Tất địa gia, tất địa gia ( SIDDHYA SIDDHYA )

134. Bột địa gia, bột địa gia ( BUDDHYA BUDDHYA )

135. Bô la ni, bô la ni ( PÙRANÏI PÙRANÏI )

136. Tát bà bật địa gia địa nghiệt la mộ lật đê ( SARVA VIDYA ADHIGATA MÙRTTE )

137. Xà du đát lệ ( JAYOTTARI )

138. Xà gia phạt để ( JAYAVATI )

139. Để sắt tra, để sắt tra ( TISÏTÏA TISÏTÏA )

140. Tam ma gia ma nô ba lại gia ( SAMAYAM ANUPÀLAYA )

141. Đát tha nghiệt đa truật đề ( TATHÀGATA ‘SUDDHE )

142. Tỳ gia bà lô ca gia đổ man, ma ma ( Tôi tên là…. ) tả (VYAVALOKAYA TUMAMÏ MAMA SÏYA )

143. A sắt tra hật hiệt lam ma ha bà gia đà lỗ ni ( ASÏTÏA BHIRI MAHÀ BHAYA DÀRUNÏI )

144. Tát la tát la ( SARA SARA )

145. Bát la tát la, bát la tát la ( PRASARA PRASARA )

146. Tát bà phộc la noa tỳ du đạt nễ ( SARVA AVARANÏA VI’SODHANE )

147. Tam mạn đa ca la mạn trà la truật đề ( SAMANTA KÀRA MANÏDÏALA ‘SUDDHE )

148. Tỳ nghiệt đế, tỳ nghiệt đế ( VIGATE VIGATE )

149. Tỳ nghiệt đa mạt lị đạt nễ ( VIGATA VARDHANI )

150. Khí ni, khí ni ( KSÏINÏI KSÏINÏI )

151. Tát bà bả ba tỳ truật đề ( SARVA PÀPA VI’SUDDHE )

152. Mạt la tỳ truật đề ( MARA VI’SUDDHE )

153. Đế xã phạt để phạt chiết la phạt để ( TEJAVATI VAJRAVATI )

154. Trất lệ lô ca địa sắt xỉ đế, sa ha ( TRAILOKYA ADHISÏTÏITE SVÀHÀ )

155. Tát bà đát tha nghiệt đa mộ la đà tỳ sắc cát đế, sa ha ( SARVA TATHÀGATA MURDHA ABHISÏIKTE SVÀHÀ )

156. Tát bà bồ đề tát đỏa tỳ sắc cát đế ,sa ha ( SARVA BODHISATVA ABHISÏIKTE SVÀHÀ )

157. Tát bà đề phạt đa tỳ sắc cát đế. Sa ha ( SARVA DEVATA ABHISÏIKTE SVÀHÀ )

158. Tát bà đát tha nghiệt đa hiệt lị đà gia, địa sắt xỉ đế, sa ha ( SARVA TATHÀGATA HRÏDAYA ADHISÏTÏITE SVÀHÀ )

159. Tát bà đát tha nghiệt đa tam muội gia tất đề, sa ha ( SARVA TATHÀGATA SAMAYA SIDDHE SVÀHÀ )

160. Ấn điệt lệ, ấn đà la phạt để, ấn đà la biều bà lô cát đế, sa ha (INDRE INDRAVATI INDRA VYAVALOKITE SVÀHÀ )

161. Bột la hê mê, bột la hê mê, bột la ha ma địa du sắt đế, sa ha (BRAHME BRAHME BRAHMA ADHYUSÏTÏE SVÀHÀ )

162. Tỵ sắt nỗ na ma tất cát lật đế, sa ha ( VISÏNÏU NAMASKRÏTE SVÀHÀ )

163. Ma hê thấp phộc la na ma tất cát lật đế, sa ha ( MAHE’SVARA NAMASKRÏTE SVÀHÀ )

164. Phạt chiết la đạt la, phạt chiết la bả ni, ba la phì lị gia địa sắt xỉ đế, sa ha ( VAJRADHÀRA VAJRAPÀNÏI BALA VIRYA ADHISÏTÏITE SVÀHÀ )

165. Điệt lị để tra sắt tra la gia, sa ha ( DHRÏTARÀSÏTÏRÀYA SVÀHÀ )

166. Tỳ lô trạch ca gia, sa ha ( VIRÙDÏHAKÀYA SVÀHÀ )

167. Tỳ lô bác xoa gia, sa ha ( VIRÙPÀKSÏAYA SVÀHÀ )

168. Bùi thất la hạt noa gia, sa ha ( VAI’SRAVANÏÀYA SVÀHÀ )

169. Chiết đốt ma ha la xà na ma tất cát lị đa gia, sa ha ( CATUR MAHÀ RÀJA NAMASKRÏTÀYA SVÀHÀ )

170. Bà lô noa gia, sa ha ( VARUNÏÀYA SVÀHÀ )

171. Diêm ma bố xà, na ma tất cát lị đa gia, sa ha ( YAMÏMA PÙJA NAMASKRÏTÀYA SVÀHÀ )

172. Phộc lỗ noa gia, sa ha ( VARUNÏÀYA SVÀHÀ )

173. Ná già tỳ lỗ chỉ đa gia, sa ha ( NÀGAVILOKITÀYA SVÀHÀ )

174. Đề bà nghiệt nễ biều, sa ha ( DEVAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

175. Ná già nghiệt nễ biều, sa ha ( NÀGAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

176. Dược xoa nghiệt nễ biều, sa ha ( YAKSÏAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

177. Kiền đạt bà nghiệt nễ biều, sa ha ( GANDHARVAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

178. A tô la nghiệt nễ biều, sa ha ( ASURAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

179. Bà lỗ trà nghiệt nễ biều , sa ha ( GARUDÏAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

180. Khẩn na la nghiệt nễ biều, sa ha ( KINNARAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

181. Ma hô la già nghiệt nễ biều, sa ha ( MAHORAGAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

182. La sát sa nghiệt nễ biều, sa ha ( RAKSÏASAGANÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

183. Ma nô sái biều, sa ha ( MANU SÏYE BHYAHÏ SVÀHÀ )

184. A ma nô sái biều, sa ha ( AMANU SÏYE BHYAHÏ SVÀHÀ )

185. Tát bà nghiệt lạc hê biều, sa ha ( SARVA GRAHE BHYAHÏ SVÀHÀ )

186. Tát bà bồ đế biều, sa ha ( SARVA BHÙTE BHYAHÏ SVÀHÀ )

187. Bế lệ đế biều, sa ha ( PRETE BHYAHÏ SVÀHÀ )

188. Tất xá chế biều, sa ha ( PI’SACE BHYAHÏ SVÀHÀ )

189. A bát tát ma lệ biều, sa ha ( APASMARE BHYAHÏ SVÀHÀ )

190. Cam bàn trệ biều, sa ha ( KUMBHANÏDÏE BHYAHÏ SVÀHÀ )

191. Án, đổ lỗ đổ lỗ, sa ha ( OMÏ DHURU DHURU SVÀHÀ )

192. Án, đô lỗ đô lỗ, sa ha ( OMÏ TURU TURU SVÀHÀ )

193. Án, mẫu lỗ mẫu lỗ, sa ha ( OMÏ MURU MURU SVÀHÀ )

194. Ha na ha na tát bà thiết đổ lỗ nam, ma ma ( Tôi tên là… ) tả, sa ha ( HANA HANA SARVA ‘SATRÙNÀMÏ MAMA SÏYA SVÀHÀ )

195. Đà ha đà ha tát bà đột sắt tra , bát la đột sắt tra, ma ma ( Tôi tên là… ) tả, sa ha ( DAHA DAHA SARVA DUSÏTÏA PRADUSÏTÏA MAMA SÏYA SVÀHÀ )

196. Bát giả bát giả tát bà bát lật để thiết lam, bát lạt để mật đa la, ma ma ( Tôi tên là… ) tả, sa ha ( PACA PACA SARVA PRATYATHIKA PRATYÀMITRANÏÀMÏ MAMA SÏYA SVÀHÀ )

197. Thập phộc lật đa gia, sa ha ( JVALITÀYA SVÀHÀ )

198. Bát la thập phộc lật đa gia, sa ha ( PRAJVALITÀYA SVÀHÀ )

199. Chập bát la thập phộc lật đa gia, sa ha ( DÌPTA JVALITÀYA SVÀHÀ )

200. Tam mạn đa bát la thập phộc lật đa gia, sa ha ( SAMANTA PRAJVALITÀYA SVÀHÀ )

201. Ma ni bạt đạt la gia, sa ha ( MANÏIBHADRÀYA SVÀHÀ )

202. Bố lật noa bạt đà la già, sa ha ( PÙRNÏABHADRÀYA SVÀHÀ )

203. Ma ha ca la gia, sa ha ( MAHÀ KÀLÀYA SVÀHÀ )

204. Ma để lị già noa gia, sa ha ( MATRÏGANÏÀYA SVÀHÀ )

205. Dược khí ni nam, sa ha ( YAKSÏANÏÌNÀMÏ SVÀHÀ )

206. La sát tử nam, sa ha ( RAKSÏASÌNÏÀMÏ SVÀHÀ )

207. A ca xá ma để lị nẫm, sa ha ( ÀKA’SA MÀTRÏNÀMÏ SVÀHÀ )

208. Tam mộ đà la nễ bà tát la nẫm, sa ha ( SAMUDRA NIVÀSINÌNÏÀMÏ SVÀHÀ )

209. Hạt la để lị chiết la lam nẫm, sa ha ( RÀTRÏ CARÀNÀMÏ SVÀHÀ )

210. Địa phạt sa chiết la nẫm, sa ha ( DIVASA CARÀNÀMÏ SVÀHÀ )

211. Để lị san địa chiết la nẫm, sa ha ( TRISANTYA CARÀNÀMÏ SVÀHÀ )

212. Bệ la chiết la nẫm, sa ha ( VELA CARÀNÀMÏ SVÀHÀ )

213. A bệ la chiết la nẫm, sa ha ( AVELA CARÀNÀMÏ SVÀHÀ )

214. Nghiệt bà chiết lệ biều, sa ha ( GARBHA HÀRE BHYAHÏ SVÀHÀ )

215. Nghiệt bà san đà la ni, hổ lỗ hổ lỗ, sa ha ( GARBHA SANDHÀRANÏI HULU HULU SVÀHÀ )

216. Án, sa ha ( OMÏ SVÀHÀ )

217. Tát bà bộ, sa ha ( SVÀHÏ BHÙHÏ SVÀHÀ )

218. Bộ phộc , sa ha ( BHÙVÀHÏ SVÀHÀ )

219. Bồ lạc bộ phộc, sa ha ( BHÙRBHÙVÀHÏ SVÀHÀ )

220. Chất trí chất trí, sa ha ( CITÏI CITÏI SVÀHÀ )

221. Phí trí phí trí, sa ha ( VITÏI VITÏI SVÀHÀ )

222. Đà la ni, sa ha ( DHÀRANÏÌ SVÀHÀ )

223. Tỳ la ni, sa ha ( DHIRANÏI SVÀHÀ )

224. A kỳ nễ, sa ha ( AGNI SVÀHÀ )

225. Đế thú bà bố, sa ha ( TEJO VAPU SVÀHÀ )

226. Chỉ lị chỉ lị, sa ha ( CILI CILI SVÀHÀ )

227. Nễ lị nễ lị, sa ha (DILI DILI SVÀHÀ )

228. Tứ lị tứ lị, sa ha ( HILI HILI SVÀHÀ )

229. Bột địa gia, bột địa gia, sa ha ( BUDDHYA BUDDHYA SVÀHÀ )

230. Mạn trà la tất đề duệ, sa ha ( MANÏDÏALA SIDDHIYE SVÀHÀ )

231. Mạn trà la bạn đề duệ, sa ha ( MANÏDÏALA BANDHEYE SVÀHÀ )

232. Tư ma bạn đạt nễ, sa ha ( ‘SÌMA BANDHANE SVÀHÀ )

233. Chiêm bà chiêm bà, sa ha ( JAMBHA JAMBHA SVÀHÀ )

234. Tất đam bà , tất đam bà, sa ha ( STAMBHA STAMBHA SVÀHÀ )

235. Sân đà sân đà, sa ha ( CCINDHA CCHINDHA SVÀHÀ )

236. Tần đà tần đà, sa ha ( BHINDHA BHINDHA SVÀHÀ )

237. Bạn đà bạn đà, sa ha ( BANDHA BANDHA SVÀHÀ )

238. Mâu ha gia, mâu ha gia, sa ha ( MOHAYA MOHAYA SVÀHÀ )

239. Ma ni tỳ truật đề, sa ha ( MANÏI VI’SUDDHE SVÀHÀ )

240. Tố lật duệ, tố lật duệ, Tô lị gia tỳ truật đề, sa ha ( SÙRYE SÙRYE SÙRYA VI’SUDDHE SVÀHÀ )

241. Chiến điệt lệ, tô chiến điệt lệ, bố lật noa chiến điệt lệ, sa ha (CANDRE SUCANDRE PÙRNÏACANDRE SVÀHÀ )

242. Nhạ sát đát la gia, sa ha ( NAKSÏTRÀYA SVÀHÀ )

243. Thấp phệ, sa ha ( ‘SIVE SVÀHÀ )

244. Phiến để duệ, sa ha ( ‘SÀNTIYE SVÀHÀ )

245. Tô phạt tất để nễ, sa ha ( SVASTYA YANE SVÀHÀ )

246. Thủy phạm yết, Phiến dạ yết, Bố sắt trí phạt lật đà nễ, sa ha (‘SIVAMÏ KARI_ ‘SÀNTI KARI_ PUSÏTÏI VARDHANI SVÀHÀ )

247. Thất lị yết lị, sa ha ( ‘SRÌ KARI SVÀHÀ )

248. Thất lị gia phạt lật đà nễ, sa ha ( ‘SRÌYA VARDHANI SVÀHÀ )

249. Thất lị gia thập phộc la nễ, sa ha ( ‘SRÌYA JVALANI SVÀHÀ )

250. Na mâu chi, sa ha ( NAMUCI SVÀHÀ )

251. Ma lỗ chi, sa ha ( MARUCI SVÀHÀ )

252. Bệ già phạt để, sa ha ( VEGA VATI SVÀHÀ )



Nhất thiết Phật Tâm Chú :

1. Án ( OMÏ )

2. Tát bà đát tha nghiệt đa mô lật đế ( SARVA TATHÀGATA MÙRTTE )

3. Bát lạt phộc la nghiệt đa bà duệ ( PRAVARA GATA BHAYE )

4. Xá ma đổ diễn, ma ma ( Tôi tên là…. ) tả, tát bà bà bế biều (‘SAMAYA TUMAMÏ MAMA SÏYA _ SARVA PÀPE BHYAHÏ )

5. Tát bà bà duệ biều ( SARVA BHAYE BHYAHÏ )

6. Sa tất để hạt la bà phạt đổ ( SVASTIRBHAVATU )

7. Mâu chi mâu chi ( MUNÏI MUNÏI )

8. Tỳ mâu chi ( VIMUNÏI )

9. Chiết lị chiết la nễ nghiệt đế ( CALE CALANE GATE )

10. Bà gia ha la nễ ( BHAYA HÀRANÏI )

11. Bộ địa bộ địa ( BODHI BODHI )

12. Bộ đà gia, bộ đà gia ( BODHIYA BODHIYA )

13. Bột địa lị, bột địa lị ( BUDHILI BUDHILI )

14. Tát bà đát tha nghiệt đa tứ lị đà gia ( SARVA TATHÀGATA HRÏDAYA )

15. Thụ sắt lai ( JUSÏTÏAI )

16. Sa ha ( SVÀHÀ )



Nhất Thiết Như Lai Phật Tâm Ấn Chú :

1. Án ( OMÏ )

2. Phạt thiệt la phạt để ( VAJRAVATI )

3. Phạt thiệt la bát lạt để sắt xỉ đế truật đề ( VAJRA PRATISÏTÏITE ‘SUDDHE

4. Đát tha nghiệt đa mộ đà la ( TATHÀGATA MUDRA )

5. Địa sắt xá na, địa sắt xỉ đế, sa ha ( ADHISÏTÏANA ADHISÏTÏITE SVÀHÀ )



Quán Đỉnh Chú :

1. Án ( OMÏ )

2. Mẫu nễ, mẫu nễ, mẫu nễ phạt lệ ( MUNÏI MUNÏI MUNÏI VARE )

3. A tỳ tru giả đổ mê ( ABHISÏIMÏCA TUME )

4. Tát bà đát tha nghiệt đa mạn, ma ma ( Tội tên là… ) tả ( SARVA TATHÀGATANÀMÏ MAMA SÏYA )

5. Tát bà bật địa gia tỳ sái kê ( SARVA VIDYA ABHISÏEKAI )

6. Ma ha phạt chiết la ca phạt giá, mộ đà la mộ địa lị đế ( MAHÀ VAJRA KAVACA MUDRA MUDRITEHÏ )

7. Đát tha nghiệt đa tứ lị đà gia ( TATHÀGATA HRÏDAYA )

8. Địa sắt xỉ đa phạt chiết lệ, sa ha ( ADHISÏTÏITA VAJRE SVÀHÀ )



Quán Đỉnh Ấn Chú :

1. Án ( OMÏ )

2. A mật lật đa ( AMRÏTA )

3. Phạt lệ phộc la phộc la ( VARE VARA VARA )

4. Bát la phộc la ( PRAVARA )

5. Tỳ truật đề ( VI’SUDDHE )

6. Hàm hàm ( HÙMÏ HÙMÏ )

7. Phán tra, phán tra ( PHATÏ PHATÏ )

8. Sa ha ( SVÀHÀ )



Kết Giới Chú :

1. Án ( OMÏ )

2. A mật lật đa tra lô yết nễ ( AMRÏTA VILOKINI )

3. Nghiệt bà lạc sát ni ( GARBHA RAKSÏANÏI )

4. A nghiệt lật sa ni ( AKARSÏANÏI )

5. Hàm hàm ( HÙMÏ HÙMÏ )

6. Phán tra, phán tra ( PHATÏ PHATÏ )

7. Sa ha ( SVÀHÀ )



Phật Tâm Chú :

1. Án ( OMÏ )

2. Tỳ ma lệ ( VIMALE )

3. Xà gia phạt đế ( JAYAVATI )

4. A mật lật đế ( AMRÏTE )

5. Hàm hàm hàm hàm ( HÙMÏ HÙMÏ HÙMÏ HÙMÏ )

6. Phán tra, phán tra, phán tra, phán tra ( PHATÏ PHATÏ PHATÏ PHATÏ )

7. Sa ha ( SVÀHÀ )



Tâm Trung Tâm Chú :

1. Án ( OMÏ )

2. Tô lỗ tô lỗ ( SURU SURU )

3. Bạt la bạt la ( BHARA BHARA )

4. Tam bạt la, tam bạt la, ấn niết lị gia ( SAMÏBHARA SAMÏBHARA INDRIYA )

5. Tỳ dụ đạt nễ ( VI’SODHANE )

6. Hàm hàm ( HÙMÏ HÙMÏ )

7. Lỗ lô giá lệ ( RURU CALE )

8. Ca lỗ giá lệ, sa ha ( KURU CALE SVÀHÀ )